Bộ Giáo dục Malaysia thông báo rằng ngày 24/6 các trường ở một số bang phải đóng cửa do ảnh hưởng của khói mù từ các đám cháy rừng ở Indonesia gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các khu vực này.
Bộ Giáo dục nước này cho biết học sinh các trường học tại thủ đô Kuala Lumpur, bang Malacca, bang Selangor và thủ đô hành chính Putrajaya được nghỉ học, trong khi ở cấp huyện, các trường học tại Segamat, Muar và Ledang ở bang Johor, Kuantan ở bang Pahang, Port Dickson ở bang Negeri Sembilan cũng đóng cửa.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Malaysia G. Palanivel cho biết tình hình khói mù xấu đi kể từ 5 giờ chiều ngày 23/6 và các trường học được lệnh phải đóng cửa như một biện pháp phòng ngừa vì chất lượng không khí xấu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.
Ông cũng khuyên các bậc cha mẹ giữ con cái họ trong nhà và sử dụng mặt nạ nếu cần phải đi ra ngoài.
Theo Bộ Môi trường Malaysia, chỉ số ô nhiễm không khí (API) ở Muar, khu vực mà chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, đã giảm nhẹ ở mức 690 vào sáng 23/6 so với nhiều ngày trước đó.
Các chỉ số API ở thành phố Melaka và Bukit Rambai ở bang Malacca ghi nhận ở mức rất độc hại 415 và 428 tương ứng. Trong khi đó, chỉ số API ở mức có hại cho sức khỏe được ghi nhận ở thủ đô Kuala Lumpur và nhiều khu vực khác.
[Hơn 200 trường học ở Malaysia đóng cửa vì khói mù]
Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak ngày 23/6 đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại Muar và Ledang, song cho biết điều này không liên quan đến lệnh giới nghiêm và sẽ không có bất kỳ thay đổi hệ thống hiện tại của chính phủ tiểu bang và liên bang.
Thủ tướng yêu cầu tất cả các Bộ có liên quan và các cơ quan ở cấp liên bang, tiểu bang và cấp huyện phải lập kế hoạch và hành động để đảm bảo an toàn và sức khỏe của công dân.
Ông cũng kêu gọi người dân tuân thủ các hướng dẫn khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
Theo hướng dẫn, nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công chúng, các ủy ban quản lý và giảm nhẹ thiên tai cấp liên bang, tiểu bang và cấp huyện phải thông báo việc đóng cửa các trường học và các trung tâm chăm sóc trẻ em, các văn phòng Chính phủ và khu vực tư nhân và cơ sở làm việc khác, bao gồm các nhà máy, các đồn điền, các công trường xây dựng , mỏ đá và các công trình đào đào đắp.
Tuy nhiên, các dịch vụ liên quan đến điện, nước, y tế, an toàn, phát thanh, viễn thông, giao thông vận tải và tài chính vẫn phải duy trì hoạt động.
Khói mù là vấn đề xảy ra hàng năm ở khu vực này trong những tháng mùa Hè khô nóng, khi khói từ các đám cháy rừng và đám cháy do người dân trên đảo Sumatra của Indonesia đốt cây để lấy đất lan qua Eo biển Malacca vào Malaysia và Singapore.
Mức độ ô nhiễm không khí được phân loại "khẩn cấp" khi chỉ số API ở trên mức 500, "nguy hiểm" khi API từ 301 trở lên, mức độ 201-300 là rất hại cho sức khỏe, từ 101-200 là có hại cho sức khỏe, từ 51-100 là mức trung bình, và API từ 0-50 là tốt.
Trường hợp khói mù tồi tệ nhất của Malaysia là vào năm 1997 khi API ở bang Sarawak tăng vọt tới 839, cao hơn mức độ "nguy hiểm" là 539, khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp 10 ngày.
Năm 2005, Chính phủ Malaysia cũng đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi chỉ số API vượt quá mức 500 tại Kuala Selangor và cảng Klang.
Ngày 23/6, hai chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) từ Kuala Lumpur đến Quantan đã bị hủy bỏ do sương mù vì tầm nhìn trong Quantan chỉ 400m./.
Bộ Giáo dục nước này cho biết học sinh các trường học tại thủ đô Kuala Lumpur, bang Malacca, bang Selangor và thủ đô hành chính Putrajaya được nghỉ học, trong khi ở cấp huyện, các trường học tại Segamat, Muar và Ledang ở bang Johor, Kuantan ở bang Pahang, Port Dickson ở bang Negeri Sembilan cũng đóng cửa.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Malaysia G. Palanivel cho biết tình hình khói mù xấu đi kể từ 5 giờ chiều ngày 23/6 và các trường học được lệnh phải đóng cửa như một biện pháp phòng ngừa vì chất lượng không khí xấu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh.
Ông cũng khuyên các bậc cha mẹ giữ con cái họ trong nhà và sử dụng mặt nạ nếu cần phải đi ra ngoài.
Theo Bộ Môi trường Malaysia, chỉ số ô nhiễm không khí (API) ở Muar, khu vực mà chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, đã giảm nhẹ ở mức 690 vào sáng 23/6 so với nhiều ngày trước đó.
Các chỉ số API ở thành phố Melaka và Bukit Rambai ở bang Malacca ghi nhận ở mức rất độc hại 415 và 428 tương ứng. Trong khi đó, chỉ số API ở mức có hại cho sức khỏe được ghi nhận ở thủ đô Kuala Lumpur và nhiều khu vực khác.
[Hơn 200 trường học ở Malaysia đóng cửa vì khói mù]
Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak ngày 23/6 đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại Muar và Ledang, song cho biết điều này không liên quan đến lệnh giới nghiêm và sẽ không có bất kỳ thay đổi hệ thống hiện tại của chính phủ tiểu bang và liên bang.
Thủ tướng yêu cầu tất cả các Bộ có liên quan và các cơ quan ở cấp liên bang, tiểu bang và cấp huyện phải lập kế hoạch và hành động để đảm bảo an toàn và sức khỏe của công dân.
Ông cũng kêu gọi người dân tuân thủ các hướng dẫn khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC).
Theo hướng dẫn, nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công chúng, các ủy ban quản lý và giảm nhẹ thiên tai cấp liên bang, tiểu bang và cấp huyện phải thông báo việc đóng cửa các trường học và các trung tâm chăm sóc trẻ em, các văn phòng Chính phủ và khu vực tư nhân và cơ sở làm việc khác, bao gồm các nhà máy, các đồn điền, các công trường xây dựng , mỏ đá và các công trình đào đào đắp.
Tuy nhiên, các dịch vụ liên quan đến điện, nước, y tế, an toàn, phát thanh, viễn thông, giao thông vận tải và tài chính vẫn phải duy trì hoạt động.
Khói mù là vấn đề xảy ra hàng năm ở khu vực này trong những tháng mùa Hè khô nóng, khi khói từ các đám cháy rừng và đám cháy do người dân trên đảo Sumatra của Indonesia đốt cây để lấy đất lan qua Eo biển Malacca vào Malaysia và Singapore.
Mức độ ô nhiễm không khí được phân loại "khẩn cấp" khi chỉ số API ở trên mức 500, "nguy hiểm" khi API từ 301 trở lên, mức độ 201-300 là rất hại cho sức khỏe, từ 101-200 là có hại cho sức khỏe, từ 51-100 là mức trung bình, và API từ 0-50 là tốt.
Trường hợp khói mù tồi tệ nhất của Malaysia là vào năm 1997 khi API ở bang Sarawak tăng vọt tới 839, cao hơn mức độ "nguy hiểm" là 539, khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp 10 ngày.
Năm 2005, Chính phủ Malaysia cũng đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp khi chỉ số API vượt quá mức 500 tại Kuala Selangor và cảng Klang.
Ngày 23/6, hai chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Malaysia (Malaysia Airlines) từ Kuala Lumpur đến Quantan đã bị hủy bỏ do sương mù vì tầm nhìn trong Quantan chỉ 400m./.
(TTXVN)