Cơ thể của chúng ta hoạt động theo các chu kỳ nhất định, chẳng hạn như cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn khi Mặt Trời lên, giảm hoạt động lúc Mặt Trời lặn và đi vào trạng thái nghỉ vào ban đêm.
Vào mùa Hè, cơ thể tự làm sạch, do vậy chúng ta cảm thấy khát nước và thường xuyên cần được làm mát. Thiên nhiên đã có sẵn các loại rau, quả chứa nhiều nước để đáp ứng nhu cầu đó.
Vậy chúng ta cần ăn uống như thế nào để chống lại cái lạnh và cảm giác đau nhức vào mùa Đông?
Mùa Đông là thời kỳ cơ thể của chúng ta xây dựng và sửa chữa lại chính mình để chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới. Sự đau nhức xuất hiện cùng với cái lạnh của mùa Đông báo hiệu rằng thay vì phục hồi, cơ thể đang bị suy thoái.
Cơ thể chỉ ưu tiên sửa chữa những cơ quan có tầm quan trọng sống còn để duy trì sự sống và “sao nhãng” các bộ phận ít quan trọng hơn. Do vậy, chúng ta thường thấy tóc, da là những bộ phận có dấu hiệu sớm nhất về sự suy thoái.
Ở giai đoạn này, thay vì dùng các loại mỹ phẩm (lotions), dầu bôi ngoài da, chúng ta cần giữ cho cơ thể được “bôi trơn” từ bên trong.
Để hòa nhịp với nhịp độ thay đổi môi trường bên ngoài, chúng ta chớ nên quên những nhu cầu của cơ thể. Các thực phẩm rất cần cho cơ thể đều có sẵn trong tự nhiên như vừng, lạc, quả hạnh, quả óc chó, lê tầu cùng rất nhiều loại đậu đỗ khác nhau (hơn 60 loại đậu đỗ).
Sự sống là một quá trình hấp thụ và phát triển liên tục, đồng thời cũng là một quá trình oxy hoá, tạo ra các phần tử tự do như một loại sản phẩm phụ. Để chống lại điều đó và bảo vệ tế bào của cơ thể, thiên nhiên dành cho chúng ta rất nhiều loại rau quả, củ có màu sắc đậm, giàu chất chống oxy hoá như súp lơ, cà chua, cà rốt, đu đủ, anh đào.
Thiên nhiên cũng rất hào phóng ban cho chúng ta rất nhiều loại thảo dược, gia vị khác nhau phát triển trong mùa Đông có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch như gừng, tỏi, nghệ, ớt, cỏ cari (dung để chế cari), quả Amla (giống như quả chanh có vị đắng ở Ấn Độ). Ngoài giúp tăng cường hệ miễn dịch, các loại gia vị này còn có tác dụng giữ ấm cơ thể của chúng ta.
Do cơ thể phải tiêu thụ thêm năng lượng để chống rét, chúng ta còn cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng nhằm giữ cho cơ thể được ấm gồm các loại quả sấy khô như vải, vả, đào, mận, chà là, việt quất và nho.
Ngoài ra, bạn chớ quên tắm nắng mỗi khi có thể trong mùa Đông, ngay cả khi Mặt Trời bị khuất sau các đám mây.
Điều cuối cùng là cần ít uống và ăn các thức ăn nặng đòi hỏi cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa như trà, càphê, các món ăn rán, đồ ngọt. Khi dùng các đồ uống và thực phẩm như vậy cơ thể buộc phải sử dụng phần lớn năng lượng vào việc tiêu hóa chúng khiến chúng ta cảm thấy lạnh hơn.
Bởi vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn dùng những loại rau thơm, gia vị, rau, quả giàu các chất chống oxy hoá giúp cơ thể chống lạnh và lọại trừ các cơn đau nhức hành hạ chúng ta thường xuyên khi có mưa phùn gió bấc./.
Vào mùa Hè, cơ thể tự làm sạch, do vậy chúng ta cảm thấy khát nước và thường xuyên cần được làm mát. Thiên nhiên đã có sẵn các loại rau, quả chứa nhiều nước để đáp ứng nhu cầu đó.
Vậy chúng ta cần ăn uống như thế nào để chống lại cái lạnh và cảm giác đau nhức vào mùa Đông?
Mùa Đông là thời kỳ cơ thể của chúng ta xây dựng và sửa chữa lại chính mình để chuẩn bị bước sang một chu kỳ mới. Sự đau nhức xuất hiện cùng với cái lạnh của mùa Đông báo hiệu rằng thay vì phục hồi, cơ thể đang bị suy thoái.
Cơ thể chỉ ưu tiên sửa chữa những cơ quan có tầm quan trọng sống còn để duy trì sự sống và “sao nhãng” các bộ phận ít quan trọng hơn. Do vậy, chúng ta thường thấy tóc, da là những bộ phận có dấu hiệu sớm nhất về sự suy thoái.
Ở giai đoạn này, thay vì dùng các loại mỹ phẩm (lotions), dầu bôi ngoài da, chúng ta cần giữ cho cơ thể được “bôi trơn” từ bên trong.
Để hòa nhịp với nhịp độ thay đổi môi trường bên ngoài, chúng ta chớ nên quên những nhu cầu của cơ thể. Các thực phẩm rất cần cho cơ thể đều có sẵn trong tự nhiên như vừng, lạc, quả hạnh, quả óc chó, lê tầu cùng rất nhiều loại đậu đỗ khác nhau (hơn 60 loại đậu đỗ).
Sự sống là một quá trình hấp thụ và phát triển liên tục, đồng thời cũng là một quá trình oxy hoá, tạo ra các phần tử tự do như một loại sản phẩm phụ. Để chống lại điều đó và bảo vệ tế bào của cơ thể, thiên nhiên dành cho chúng ta rất nhiều loại rau quả, củ có màu sắc đậm, giàu chất chống oxy hoá như súp lơ, cà chua, cà rốt, đu đủ, anh đào.
Thiên nhiên cũng rất hào phóng ban cho chúng ta rất nhiều loại thảo dược, gia vị khác nhau phát triển trong mùa Đông có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch như gừng, tỏi, nghệ, ớt, cỏ cari (dung để chế cari), quả Amla (giống như quả chanh có vị đắng ở Ấn Độ). Ngoài giúp tăng cường hệ miễn dịch, các loại gia vị này còn có tác dụng giữ ấm cơ thể của chúng ta.
Do cơ thể phải tiêu thụ thêm năng lượng để chống rét, chúng ta còn cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng nhằm giữ cho cơ thể được ấm gồm các loại quả sấy khô như vải, vả, đào, mận, chà là, việt quất và nho.
Ngoài ra, bạn chớ quên tắm nắng mỗi khi có thể trong mùa Đông, ngay cả khi Mặt Trời bị khuất sau các đám mây.
Điều cuối cùng là cần ít uống và ăn các thức ăn nặng đòi hỏi cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa như trà, càphê, các món ăn rán, đồ ngọt. Khi dùng các đồ uống và thực phẩm như vậy cơ thể buộc phải sử dụng phần lớn năng lượng vào việc tiêu hóa chúng khiến chúng ta cảm thấy lạnh hơn.
Bởi vậy, sẽ tốt hơn nếu bạn dùng những loại rau thơm, gia vị, rau, quả giàu các chất chống oxy hoá giúp cơ thể chống lạnh và lọại trừ các cơn đau nhức hành hạ chúng ta thường xuyên khi có mưa phùn gió bấc./.
Phạm Thảo/New Delhi (Vietnam+)