Mới đây, các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đã đề nghị thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay thế chấp, nhằm tránh "giẫm lại vết xe đổ" của cuộc khủng hoảng cho vay mua nhà dưới chuẩn của Mỹ, vốn là nguyên nhân dẫn tới đợt suy thoái kinh tế-tài chính toàn cầu 2008-2009.
Ủy ban Ổn định Tài chính nhấn mạnh hậu quả của sự lỏng lẻo trong cho vay thế chấp tại một quốc gia có thể lan ra toàn cầu, tác động xấu đến nền kinh tế nói chung thông qua chứng khoán hóa. Do đó, trước khi tiến hành cho vay, các ngân hàng cần có những cuộc điều tra kỹ lưỡng, đồng thời xác định rõ ràng khả năng trả nợ của người đi vay.
Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Mỹ đã bùng nổ tháng 8/2007, trong bối cảnh những người thu nhập thấp không có khả năng trả nợ, do lãi suất gia tăng.
Trong nhiều trường hợp, người đi vay hoàn toàn không có khả năng trả nợ, song ngân hàng vẫn tiến hành cho vay, dựa trên những điều kiện thiếu chặt chẽ. Kết quả là đến khi các ngân hàng siết nợ, tình trạng vỡ nợ lan rộng.
Trong khi đó, các quỹ đầu tư và ngân hàng lại mua khá nhiều tài sản cấp thấp và khoản vay rủi ro với lãi suất cao. Khi tỷ lệ vỡ nợ gia tăng, lượng tài sản này sẽ mất phần lớn giá trị, khiến những người nắm giữ "mất trắng", kéo theo sự sụp đổ của các thị trường tài chính.
Như vậy, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo trong cho vay tín dụng dưới chuẩn. Để tránh lặp lại "cơn ác mộng" này, thế giới cần siết chặt hơn nữa các điều kiện cho vay thế chấp. Dự kiến, những tiêu chuẩn mới sẽ được xem xét cho tới ngày 9/12 tới./.
Ủy ban Ổn định Tài chính nhấn mạnh hậu quả của sự lỏng lẻo trong cho vay thế chấp tại một quốc gia có thể lan ra toàn cầu, tác động xấu đến nền kinh tế nói chung thông qua chứng khoán hóa. Do đó, trước khi tiến hành cho vay, các ngân hàng cần có những cuộc điều tra kỹ lưỡng, đồng thời xác định rõ ràng khả năng trả nợ của người đi vay.
Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn của Mỹ đã bùng nổ tháng 8/2007, trong bối cảnh những người thu nhập thấp không có khả năng trả nợ, do lãi suất gia tăng.
Trong nhiều trường hợp, người đi vay hoàn toàn không có khả năng trả nợ, song ngân hàng vẫn tiến hành cho vay, dựa trên những điều kiện thiếu chặt chẽ. Kết quả là đến khi các ngân hàng siết nợ, tình trạng vỡ nợ lan rộng.
Trong khi đó, các quỹ đầu tư và ngân hàng lại mua khá nhiều tài sản cấp thấp và khoản vay rủi ro với lãi suất cao. Khi tỷ lệ vỡ nợ gia tăng, lượng tài sản này sẽ mất phần lớn giá trị, khiến những người nắm giữ "mất trắng", kéo theo sự sụp đổ của các thị trường tài chính.
Như vậy, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ bắt nguồn từ sự quản lý lỏng lẻo trong cho vay tín dụng dưới chuẩn. Để tránh lặp lại "cơn ác mộng" này, thế giới cần siết chặt hơn nữa các điều kiện cho vay thế chấp. Dự kiến, những tiêu chuẩn mới sẽ được xem xét cho tới ngày 9/12 tới./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)