Chứng khoán châu Á phần lớn đi xuống vào lúc mở cửa phiên giao dịch ngày 24/10 sau phiên đảo chiều đi xuống trên phố Wall đêm trước, bất chấp số liệu tích cực về ngành chế tạo Trung Quốc.
Theo báo cáo của ngân hàng HSBC, chỉ số quản lý sức mua (PMI) sơ bộ của ngành chế tạo Trung Quốc đã tăng lên mức 50,9 trong tháng Mười, cao hơn mức 50,2 của tháng Chín và là mức cao nhất kể từ tháng Ba tới nay. Con số này cho thấy thêm bằng chứng về sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mở cửa phiên 24/10, phần lớn các thị trường chủ chốt trong khu vực đều đang nằm trong vùng đỏ, trong đó chứng khoán Tokyo mất 0,42%; Hong Kong trượt 0,93%; Thượng Hải lùi 0,56%, slid 0.93 percent, Seoul đi ngang; chỉ có Sydney tăng 0,38%.
Đêm trước (23/10) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng đảo chiều đi xuống, một phần do nhà đầu tư tăng cường bán ra chốt lời, phần khác do các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp công bố trong ngày không được như kỳ vọng. Đây là phiên giảm điểm hiếm hoi sau chuỗi 10 phiên tăng liên tiếp của Phố Wall, trong đó riêng chỉ số S&P 500 tăng được tới gần 6%.
Đóng cửa phiên 23/10, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều sụt giảm, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 54,33 điểm (0,35%) xuống 15.413,33 điểm; S&P 500 giảm 8,29 điểm (0,47%) xuống 1.746,38 điểm, trong khi Nasdaq Composite tụt 22,49 điểm (0,57%) xuống 3.907,07 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, chứng khoán trong khu vực cũng quay đầu đi xuống, một phần do động thái chốt lời của nhà đầu tư, một phần do đồng euro lại lùi xa khỏi mức cao nhất trong hai năm qua so với đồng USD khi nhà đầu tư băn khoăn về kế hoạch "sát hạch" ngân hàng của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Ngày 23/10, ECB cho biết vào tháng 11 tới, ngân hàng này sẽ bắt đầu cuộc "kiểm tra sức khỏe" cùng các bảng cân đối quyết toán của 124 ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để tìm ra những khoản cho vay cùng các tài sản rủi ro, cũng như các nguồn vốn kém hiệu quả và những nguy cơ khác trong hệ thống ngân hàng khu vực có thể khiến hệ thống này trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc về tài chính. Chủ tịch ECB Mario Draghi gọi kế hoạch này là "một bước đi quan trọng cho châu Âu" trong việc minh bạch hóa các mục tiêu chính yếu.
Đóng cửa phiên 23/10, cả ba chỉ số chính của chứng khoán châu Âu đều sụt giảm, trong đó FTSE 100 của Anh tụt 0,32% xuống 6.674,48 điểm; DAX 30 của Đức giảm 0,31% xuống 8.919,86 điểm và CAC 40 của Pháp trượt 0,81% xuống 4.260,66 điểm./.
Theo báo cáo của ngân hàng HSBC, chỉ số quản lý sức mua (PMI) sơ bộ của ngành chế tạo Trung Quốc đã tăng lên mức 50,9 trong tháng Mười, cao hơn mức 50,2 của tháng Chín và là mức cao nhất kể từ tháng Ba tới nay. Con số này cho thấy thêm bằng chứng về sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mở cửa phiên 24/10, phần lớn các thị trường chủ chốt trong khu vực đều đang nằm trong vùng đỏ, trong đó chứng khoán Tokyo mất 0,42%; Hong Kong trượt 0,93%; Thượng Hải lùi 0,56%, slid 0.93 percent, Seoul đi ngang; chỉ có Sydney tăng 0,38%.
Đêm trước (23/10) tại Mỹ, chứng khoán Phố Wall cũng đảo chiều đi xuống, một phần do nhà đầu tư tăng cường bán ra chốt lời, phần khác do các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp công bố trong ngày không được như kỳ vọng. Đây là phiên giảm điểm hiếm hoi sau chuỗi 10 phiên tăng liên tiếp của Phố Wall, trong đó riêng chỉ số S&P 500 tăng được tới gần 6%.
Đóng cửa phiên 23/10, cả ba chỉ số chính của Phố Wall đều sụt giảm, trong đó Dow Jones Industrial Average mất 54,33 điểm (0,35%) xuống 15.413,33 điểm; S&P 500 giảm 8,29 điểm (0,47%) xuống 1.746,38 điểm, trong khi Nasdaq Composite tụt 22,49 điểm (0,57%) xuống 3.907,07 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, chứng khoán trong khu vực cũng quay đầu đi xuống, một phần do động thái chốt lời của nhà đầu tư, một phần do đồng euro lại lùi xa khỏi mức cao nhất trong hai năm qua so với đồng USD khi nhà đầu tư băn khoăn về kế hoạch "sát hạch" ngân hàng của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB).
Ngày 23/10, ECB cho biết vào tháng 11 tới, ngân hàng này sẽ bắt đầu cuộc "kiểm tra sức khỏe" cùng các bảng cân đối quyết toán của 124 ngân hàng thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để tìm ra những khoản cho vay cùng các tài sản rủi ro, cũng như các nguồn vốn kém hiệu quả và những nguy cơ khác trong hệ thống ngân hàng khu vực có thể khiến hệ thống này trở nên dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc về tài chính. Chủ tịch ECB Mario Draghi gọi kế hoạch này là "một bước đi quan trọng cho châu Âu" trong việc minh bạch hóa các mục tiêu chính yếu.
Đóng cửa phiên 23/10, cả ba chỉ số chính của chứng khoán châu Âu đều sụt giảm, trong đó FTSE 100 của Anh tụt 0,32% xuống 6.674,48 điểm; DAX 30 của Đức giảm 0,31% xuống 8.919,86 điểm và CAC 40 của Pháp trượt 0,81% xuống 4.260,66 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)