Để sơ kết một năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xác lập các chỉ tiêu cụ thể của nhiệm vụ này trong năm 2011, ngày 15/4, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trong cả nước dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, kết quả năm 2010 - năm đầu tiên thực hiện Đề án đã từng bước tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của việc dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tê-xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Trong năm đầu tiên, Đề án tập trung nâng cao năng lực đào tạo như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Đến nay, tất cả các tỉnh/thành phố đã hoàn thành công tác điều tra, trong đó 35 tỉnh đã tổng hợp nhu cầu học nghề, danh mục nghề đào tạo.
Nhiều địa phương đã lồng ghép hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn với hoạt động điều tra cung-cầu lao động; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền và cơ quan thống kê của địa phương, cùng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn trong việc tổ chức hoạt động điều tra. Qua số liệu tổng hợp của 35 tỉnh đã xác định được trên 600 nghề có nhu cầu đào tạo.
Chỉ tiêu đặt ra trong năm 2011 của Đề án là hỗ trợ dạy nghề và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo; tiếp tục triển khai thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung ở các xã điểm mô hình xây dựng nông thôn mới, huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và các xã vùng bãi ngang, ven biển. Đề án cũng sẽ tổ chức một số lớp thí điểm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách và 7 chức danh chuyên môn cấp xã.
Để thực hiện mục tiêu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn; hoàn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án và phê duyệt Đề án cấp tỉnh đến năm 2020; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và triển khai thực hiện Đề án tới cấp xã; tiếp tục nâng cao năng lực của mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn; triển khai mở rộng các mô hình thí điểm (tập trung dạy nghề ở các xã xây dựng nông thôn mới, xã điểm, huyện điểm, xã bãi ngang ven biển, xã biên giới…..).
Ý kiến đóng góp của đại diện các địa phương tại Hội nghị đề xuất Chính phủ tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho các Trung tâm dạy nghề nông thôn để đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; sớm ban hành văn bản hướng dẫn cấp tỉnh, thành phố để triển khai tại cơ sở; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên.
Đại diện Hiệp hội làng nghề Việt Nam đề nghị Tổng cục Dạy nghề tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn sư phạm, xây dựng chương trình, giáo án dạy nghề ngắn hạn cho các nghệ nhân, thợ giỏi, giáo viên thuộc các trung tâm, doanh nghiệp thành viên Hiệp hội tham gia dạy nghề; thực hiện hiệu quả việc phối hợp 3 mô hình đào tạo nghề truyền thống của Hiệp hội Làng nghề với các thành viên của Hiệp hội và chính quyền địa phương.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện hơn nữa về cơ chế phối hợp, kinh phí để các cơ sở đào tạo của Bộ, Hội tham gia vào công tác này…
Sau khi giải đáp các đề xuất tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, việc Chính phủ ban hành Đề án này chính là cơ hội vàng, cần tận dụng tốt để huy động sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành vào việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã nắm được nhu cầu đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng; đồng thời xây dựng được danh mục các cơ sở đào tạo nghề.
Phó Thủ tướng lưu ý, trách nhiệm chính trong thực hiện Đề án năm 2011 thuộc về các địa phương với các công việc như xây dựng kế hoạch, kiện toàn tổ chức triển khai Đề án.
Phó Thủ tướng đề nghị thành lập Tổ công tác dạy nghề làm nông nghiệp trong khuôn khổ của Đề án vì đây vẫn là nghề có nhu cầu lớn của đất nước. Đồng thời, cần chú trọng đến chương trình đào tạo nghề đánh bắt xa bờ, gắn với công tác kiểm định phương tiện, kỹ thuật đảm bảo hiệu quả cao và an toàn cho người lao động.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong tháng 5, các bộ, ngành liên quan phải hoàn thành kế hoạch thông tin cho Đề án bao gồm danh mục các cơ sở đào tạo, xây dựng dữ liệu phục vụ đào tạo, hỗ trợ dạy nghề qua hệ thống truyền hình trung ương, địa phương; cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan báo chí để kịp thời tuyên truyền cho Đề án.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương thực hiện theo phương châm "4 có, 4 biết." Theo đó, "Bốn có" gồm: có ban chỉ đạo, chương trình hoạt động đến cơ sở; có quy hoạch phát triển nhân lực hàng năm đến cấp xã để nắm nhu cầu lao động; có danh sách cơ sở đào tạo nghề thuộc các bộ, ngành quản lý tại địa phương theo hướng tránh để người lao động đào tạo xa nơi cư trú và có chương trình thông tin, hỗ trợ việc làm trên truyền hình.
"Bốn biết" gồm: Chính quyền phải biết địa chỉ cơ sở điển hình làm tốt việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm ở mỗi ngành nghề; người lao động phải biết chính sách hỗ trợ cho chương trình, được công khai ở cấp xã; biết địa chỉ cơ sở đào tạo nghề tại địa phương và biết khả năng nơi làm việc sau khi đào tạo nghề.
Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan bộ, ngành cần kiện toàn bộ máy tổ chức theo các nhóm nhiệm vụ; trong tháng 5, ban hành tiêu chí giám sát triển khai Đề án. Chậm nhất đầu tháng 6, Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Quy hoạch nhân lực trong cả nước trong 10 năm tới để các địa phương tự phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh. Chính phủ sẽ tổ chức giao ban 2 lần/năm để phổ biến, làm rõ các điển hình của Đề án. Hội nghị tổng kết Đề án năm 2010 sẽ được tổ chức vào tháng 1/2011./.
Báo cáo tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, kết quả năm 2010 - năm đầu tiên thực hiện Đề án đã từng bước tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của việc dạy nghề cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tê-xã hội ở nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Trong năm đầu tiên, Đề án tập trung nâng cao năng lực đào tạo như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; phát triển chương trình, giáo trình; đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề. Đến nay, tất cả các tỉnh/thành phố đã hoàn thành công tác điều tra, trong đó 35 tỉnh đã tổng hợp nhu cầu học nghề, danh mục nghề đào tạo.
Nhiều địa phương đã lồng ghép hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn với hoạt động điều tra cung-cầu lao động; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền và cơ quan thống kê của địa phương, cùng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn trong việc tổ chức hoạt động điều tra. Qua số liệu tổng hợp của 35 tỉnh đã xác định được trên 600 nghề có nhu cầu đào tạo.
Chỉ tiêu đặt ra trong năm 2011 của Đề án là hỗ trợ dạy nghề và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 500.000 lao động nông thôn, trong đó ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo; tiếp tục triển khai thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung ở các xã điểm mô hình xây dựng nông thôn mới, huyện nghèo theo Nghị quyết 30a và các xã vùng bãi ngang, ven biển. Đề án cũng sẽ tổ chức một số lớp thí điểm đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ chuyên trách và 7 chức danh chuyên môn cấp xã.
Để thực hiện mục tiêu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ tiếp tục đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn; hoàn thành việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án và phê duyệt Đề án cấp tỉnh đến năm 2020; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và triển khai thực hiện Đề án tới cấp xã; tiếp tục nâng cao năng lực của mạng lưới cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn; triển khai mở rộng các mô hình thí điểm (tập trung dạy nghề ở các xã xây dựng nông thôn mới, xã điểm, huyện điểm, xã bãi ngang ven biển, xã biên giới…..).
Ý kiến đóng góp của đại diện các địa phương tại Hội nghị đề xuất Chính phủ tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho các Trung tâm dạy nghề nông thôn để đầu tư, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; sớm ban hành văn bản hướng dẫn cấp tỉnh, thành phố để triển khai tại cơ sở; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên.
Đại diện Hiệp hội làng nghề Việt Nam đề nghị Tổng cục Dạy nghề tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn sư phạm, xây dựng chương trình, giáo án dạy nghề ngắn hạn cho các nghệ nhân, thợ giỏi, giáo viên thuộc các trung tâm, doanh nghiệp thành viên Hiệp hội tham gia dạy nghề; thực hiện hiệu quả việc phối hợp 3 mô hình đào tạo nghề truyền thống của Hiệp hội Làng nghề với các thành viên của Hiệp hội và chính quyền địa phương.
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Nông dân Việt Nam cũng kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện hơn nữa về cơ chế phối hợp, kinh phí để các cơ sở đào tạo của Bộ, Hội tham gia vào công tác này…
Sau khi giải đáp các đề xuất tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, việc Chính phủ ban hành Đề án này chính là cơ hội vàng, cần tận dụng tốt để huy động sức mạnh tổng hợp của các bộ, ngành vào việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã nắm được nhu cầu đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng; đồng thời xây dựng được danh mục các cơ sở đào tạo nghề.
Phó Thủ tướng lưu ý, trách nhiệm chính trong thực hiện Đề án năm 2011 thuộc về các địa phương với các công việc như xây dựng kế hoạch, kiện toàn tổ chức triển khai Đề án.
Phó Thủ tướng đề nghị thành lập Tổ công tác dạy nghề làm nông nghiệp trong khuôn khổ của Đề án vì đây vẫn là nghề có nhu cầu lớn của đất nước. Đồng thời, cần chú trọng đến chương trình đào tạo nghề đánh bắt xa bờ, gắn với công tác kiểm định phương tiện, kỹ thuật đảm bảo hiệu quả cao và an toàn cho người lao động.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong tháng 5, các bộ, ngành liên quan phải hoàn thành kế hoạch thông tin cho Đề án bao gồm danh mục các cơ sở đào tạo, xây dựng dữ liệu phục vụ đào tạo, hỗ trợ dạy nghề qua hệ thống truyền hình trung ương, địa phương; cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan báo chí để kịp thời tuyên truyền cho Đề án.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương thực hiện theo phương châm "4 có, 4 biết." Theo đó, "Bốn có" gồm: có ban chỉ đạo, chương trình hoạt động đến cơ sở; có quy hoạch phát triển nhân lực hàng năm đến cấp xã để nắm nhu cầu lao động; có danh sách cơ sở đào tạo nghề thuộc các bộ, ngành quản lý tại địa phương theo hướng tránh để người lao động đào tạo xa nơi cư trú và có chương trình thông tin, hỗ trợ việc làm trên truyền hình.
"Bốn biết" gồm: Chính quyền phải biết địa chỉ cơ sở điển hình làm tốt việc dạy nghề gắn với giải quyết việc làm ở mỗi ngành nghề; người lao động phải biết chính sách hỗ trợ cho chương trình, được công khai ở cấp xã; biết địa chỉ cơ sở đào tạo nghề tại địa phương và biết khả năng nơi làm việc sau khi đào tạo nghề.
Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan bộ, ngành cần kiện toàn bộ máy tổ chức theo các nhóm nhiệm vụ; trong tháng 5, ban hành tiêu chí giám sát triển khai Đề án. Chậm nhất đầu tháng 6, Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Quy hoạch nhân lực trong cả nước trong 10 năm tới để các địa phương tự phê duyệt quy hoạch cấp tỉnh. Chính phủ sẽ tổ chức giao ban 2 lần/năm để phổ biến, làm rõ các điển hình của Đề án. Hội nghị tổng kết Đề án năm 2010 sẽ được tổ chức vào tháng 1/2011./.
Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)