Cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường dường như đang hồi sinh

Nhiều nhà nghiên cứu nhạy bén về an ninh và địa chính trị cho rằng thế giới đang phải đối mặt với sự xuất hiện trở lại của cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, trong đó các "nhân vật" chính là Mỹ, Nga
Cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường dường như đang hồi sinh ảnh 1Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: news.abs-cbn.com)

Trang mạng eurasiareview.com đưa tin trên cơ sở những diễn biến trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu nhạy bén về an ninh và địa chính trị cho rằng thế giới đang phải đối mặt với sự xuất hiện trở lại của cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, trong đó các "nhân vật" chính là Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Những tranh cãi về các cường quốc thường tập trung vào sự thịnh vượng và nền kinh tế mạnh của các quốc gia này, ví dụ như Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, đó không phải là trọng tâm ở Nga, nơi việc thể hiện vị thế cường quốc được trông thấy rộng rãi qua lăng kính sức mạnh quân sự.

Bằng biện pháp này, Nga đã thành công trong việc tự khẳng định mình là một cường quốc của thế kỷ 21.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, có thể thấy sự phẫn nộ của Nga khi họ bị đối xử như một di tích của quá khứ chứ không phải là một cường quốc đương đại.

Khẳng định vị thế của nước Nga dưới thời Putin

Nga đã nhiều lần chứng tỏ quyền lực của mình trong 2 thập kỷ qua dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Có lẽ nổi bật nhất (và gợi lại nhiều nhất về vai trò của Nga trong thế kỷ XX trên sân khấu toàn cầu) là nỗ lực bền bỉ của ông Putin nhằm mở rộng ảnh hưởng của Nga vượt ra ngoài biên giới lãnh thổ.

[Nga cảnh báo kế hoạch triển khai tên lửa tại châu Á của Mỹ]

Sự trở lại của Nga trong vai trò một cường quốc gắn liền với việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea và cuộc xung đột ở Ukraine.

Đặc biệt, Ukraine là một vấn đề dai dẳng đối với Điện Kremlin. Nga khó có thể rút quân khỏi vùng lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng ở Ukraine.

Nga cũng đã khẳng định rằng nước này có mặt ở Trung Đông, đặc biệt là Syria. Cuộc đột kích vào Syria đòi hỏi một chiến dịch khôn khéo và thành công, có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của chế độ Bashar al-Assad.

Ông Putin đã sử dụng một khoảng trống tồn tại trong khu vực, đi đến đánh giá (chính xác) rằng cường quốc có khả năng đẩy họ ra - đó là Mỹ - sẽ không làm như vậy.

Trung Quốc

Trung Quốc đã có uy thế trong nhiều thập kỷ, nhưng sự cạnh tranh địa chính trị đã trở thành một yếu tố quan trọng hơn dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhìn bề ngoài, Trung Quốc cũng đã củng cố mạnh hơn việc kiểm soát và biểu dương sức mạnh gia tăng đối với các tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là Biển Đông.

Quy mô hiện diện và sự phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy một quyết tâm lâu dài của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền.

Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc, bao phủ 2/3 dân số thế giới và khoảng 60 quốc gia, đã được xây dựng dựa trên các khoản vay lãi suất thấp thay vì viện trợ; nó đã khiến nhiều quốc gia đối tác mắc nợ Trung Quốc, và đã dẫn đến phản ứng từ một số trong những quốc gia này. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại.

Sự trỗi dậy và củng cố quyền lực của Tập Cận Bình đi kèm với sự gia tăng đồng thời về mức độ kiểm soát - đặc biệt là trong những năm gần đây - của Đảng Cộng sản Trung Quốc và sự hạn chế không gian lớn hơn cho cuộc đối thoại chính trị ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng có những ẩn số quan trọng, bao gồm sự trì trệ trong việc ra quyết định và hoạch định chính sách ở Bắc Kinh, cũng như những chỉ trích nội bộ về sự vượt quá giới hạn của Tập Cận Bình.

Mỹ

Đối phó với các cường quốc đang trỗi dậy (hoặc hồi sinh), Mỹ phải thể hiện khả năng lãnh đạo bình tĩnh và chắc chắn, nếu không, phần còn lại của thế giới sẽ bị mất phương hướng.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump có vẻ quan tâm đến một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, điều này sẽ - nếu đạt được - có hiệu quả hạn chế.

Cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường dường như đang hồi sinh ảnh 2Container hàng hóa được xếp dỡ tại cảng Long Beach, Los Angeles, Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Căng thẳng thương mại hiện nay đang bị gạt sang một bên, chủ đề lâu dài hơn trong quan hệ Mỹ-Trung có thể là cạnh tranh cơ bản.

Loạt vụ việc Huawei là một ví dụ điển hình. Về vấn đề này, có một quan điểm gần như thống nhất trong cộng đồng an ninh quốc gia Mỹ và - một cách bất thường - trong cả các đảng phái chính trị.

Một yếu tố phức tạp là các cuộc chiến giành ảnh hưởng và quyền lực hiện nay đang diễn ra trên sân khấu ảo, với các chiến dịch đưa tin giả (để đánh lạc hướng đối phương) đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc đang diễn ra. Có thể có một chiến dịch can thiệp lớn do Nga tiến hành trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Tuy nhiên, có ít sự đồng thuận về mục tiêu chính xác của chiến dịch này. Có thể lập luận rằng đó là một trọng tâm lớn hơn trong việc làm suy yếu các thể chế dân chủ - vốn là đặc điểm của nước Mỹ và tính chính trực của các cơ quan tình báo bảo vệ nó. Rất ít bằng chứng cho thấy có những nỗ lực xác định mục tiêu nhằm thay đổi phiếu bầu cho bất kỳ ứng cử viên cụ thể nào.

Con đường phía trước: Quản lý rủi ro

Tất nhiên, rất khó để hoàn toàn khách quan - con người hầu như luôn có những định kiến đối với phe khác. Điều này đúng với các chuyên gia tình báo cũng như với các nhà lãnh đạo chính trị. Đến đây, cần nhìn lại quá khứ.

Thủ tướng Anh Margaret Thatcher cuối cùng đã nhận thức rõ hậu quả của sự cố trong cuộc tập trận Able Archer năm 1983 (qua đó cho thấy Liên Xô hiểu lầm về một cuộc tập trận của NATO và nghi ngờ rằng đây là khúc dạo đầu cho một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên, sẽ dẫn đến các hành động leo thang thảm khốc từ cả hai phía) rằng đối thoại là cần thiết để ngăn ngừa sự việc tái diễn.

Bà Thatcher nhận thấy cần phải hiểu suy nghĩ của phía bên kia.

Tương tự như vậy, hoàn cảnh hiện nay cho thấy có sự hiểu lầm khá lớn giữa các bên. Nhiều người ở Moskva dường như tin rằng Mỹ đang âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Nga; đồng thời có thể thiếu sự đánh giá cao về chính nhận thức này trong ban lãnh đạo Mỹ.

Cũng đáng để đặt câu hỏi liệu ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc có hiểu chính sách của Tổng thống Trump hay không, hay liệu có sự hiểu lầm ở Bắc Kinh về đường lối chính sách của Mỹ liên quan đến Trung Quốc. Những việc này sẽ dẫn đến hậu quả.

Đánh giá là điều cần thiết. Sự cạnh tranh giữa các cường quốc đã quay trở lại, nhưng đây không phải là cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Điều đó nói rằng kịch bản hiện nay là đáng lo ngại. Sự lãnh đạo tốt hơn và nhận thức rõ hơn là điều cần thiết nếu chúng ta muốn lái con tàu đi qua những vùng nước nguy hiểm này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục