Cựu thù thời chiến bắt tay nhau khi Clinton tới Serbia

Cựu phi công Không lực Hoa Kỳ lái chiếc F-117 đã hội ngộ với người bắn rơi chiếc máy bay của mình trong cuộc chiến ở Nam Tư năm 1999.
Một phi công Mỹ và cựu sĩ quan Serbia, người bắn hạ chiếc máy bay của ông trong cuộc không kích của NATO hồi năm 1999 đã cố kìm nước mắt khi họ hội ngọ với nhau ở Belgrade hôm 29/10, bên lề chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tới Serbia.
Cựu thù thời chiến bắt tay nhau khi Clinton tới Serbia ảnh 1
Dale Zelko và Zoltan Dani hội ngộ tại Belgrade (Nguồn: AFP)
Dale Zelko, cựu phi công Không lực Hoa Kỳ với chiếc máy bay tàng hình F-117 đã bị cựu sĩ quan quân đội Serbia Zoltan Dani bắn rơi vào ngày 27/3/1999, đã tham dự một buổi chiếu khai mạc phim tài liệu "Second Meeting" dài 90 phút ở Belgrade. Đây là một câu chuyện dài 90 phút về việc cac cựu thù đã trở thành bạn của nhau ra sao. "Tôi xin lỗi vì sự khổ đau, nỗi buồn, mất mát và sự thống khổ của anh... Tôi xin lỗi vì cuộc chiến tranh này" - Zelco nói, với giọng run rẩy sau buổi chiếu phim. Mặt đầy nước mắt và người run rẩy, Zelko nói rằng ông rất cảm kích và biết ơn vì được tham gia vào cùng hành trình với gia đình Dani. Dani cũng rất cảm động và nói rằng bộ phim nên được xem như một "thông điệp hòa bình." "Chiến tranh không diễn ra giữa những con người bình thường mà là giữa các chính quyền. Các chính trị gia là những người quyết định chuyện này" - Zelko nói,  trước tiếng vỗ tay vang dội trong rạp chiếu phim đông chật người. Zelko nói rằng ông biết rõ bà Clinton đang tới Belgrade trong ngày 30/10 và cho AFP biết rằng thông điệp của ông là: "Hãy đừng bao giờ tiến hành chiến tranh nữa. Hãy làm mọi thứ để tìm ra giải pháp cho những vấn đề, những sự khác biệt giữa chúng ta, với sự tôn trọng lẫn nhau và cảm mến lẫn nhau." Vụ bắn hạ chiếc F-117 ở Budjanovci, gần Belgrade, do khẩu đội tên lửa của Dani thực hiện, là một trong những thành tựu quân sự gây ngạc nhiên nhiều nhất của quân đội Serbia, vốn được trang bị yếu để chống lại cuộc ném bom của NATO dài 78 ngày. Đó cũng là lần duy nhất một chiếc F-117, được ca ngợi là tàng hình trước rađa, từng bị bắn hạ trong chiến tranh. Zelko được một chiếc trực thăng của NATO cứu và đã được đưa về căn cứ ở Italy trước khi trở lại Mỹ. "Nhiệm vụ đó cũng là lần cuối tôi tham chiến. Tôi chưa bao giờ bay chiếc máy bay này trở lại" - Zelko nói. Dani, người cũng rời ngũ và mở một tiệm bánh, nói rằng ông đã gặp Zelko thông qua giám đốc phim tài liệu Zeljko Mirkovic. "Zeljko hỏi tôi rằng tôi sẽ nói gì với người đàn ông lái chiếc máy bay mà tôi đã bắn rơi. Tôi trả lời rằng mình muốn mời ông ấy tới uống một ly, bởi ông ấy cũng chỉ làm coong việc của mình mà thôi" - Dani từng nói. Gia đình của 2 người đàn ông đã trở thành bạn bè và họ rất thường gặp nhau. Con cái họ cũng có mối quan hệ rất mật thiết. "Cuộc chiến không diễn ra giữa ông ấy và tôi. Nó không hề có tính thù oán cá nhân nào trong đó, hoặc thù oán giữa tôi với nhân dân Serbia" - Zelko nói - "Chiến tranh là điều tồi tệ. Sẽ tuyệt vời nếu chúng ta chưa từng tiến hành chiến tranh." Phim tài liệu trên cũng sẽ được chiếu ở New York và Washington. Nó sẽ được đưa đi chiếu khắp đất Serbia trong mấy ngày tới. Clinton, người đã tới Bosnia hôm 29/10 để bắt đầu tour công tác tới 5 nước vùng Balkans, đã tới Belgrade hôm 30/10, trước khi tới Kosovo. Cùng với lãnh đạo chính sách ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) Catherine Ashton, Clinton sẽ "tái khởi động một giải pháp do Mỹ - EU đề xuất về vấn Serbia và Kosovo, dựa trên các thỏa thuận đã đạt được trước đó và khuyến khích các bước đi vững chắc nhằm cho phép cả 2 bên trở thành thành viên EU." 13 năm sau khi chấm dứt cuộc không kích của NATO, Serbia vẫn bác bỏ tuyên bố độc lập do Kosovo đơn phương đưa ra. Kosovo hiện đã được 90 nước trên thế giới công nhận, gồm 22/27 nước thành viên EU và Mỹ./.
Linh Vũ (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục