Cứu trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ: Vinh dự khi tham gia sứ mệnh nhân đạo quốc tế

Biểu dương tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ của các quân nhân, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, được tham gia hoạt động lần này là nhiệm vụ gian khổ, song cũng hết sức vinh quang.
Cứu trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ: Vinh dự khi tham gia sứ mệnh nhân đạo quốc tế ảnh 1Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra các loại thuốc và thiêt bị y tế của lực lượng quân y trước khi lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Chia sẻ tại Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ chiều 10/2, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, đây là nhiệm vụ, vinh dự của các quân nhân Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trách nhiệm quốc tế

Hoạt động cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria thu hút được sự tham gia đông đảo, khẩn trương của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Theo Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, đến nay có hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế đã đưa lực lượng cứu hộ, cứu nạn cũng như viện trợ, cam kết viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Trước tình hình trên, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chủ động báo cáo, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư để đưa lực lượng cứu hộ, cứu nạn và lực lượng quân y của Quân đội sang giúp khắc phục hậu quả thảm họa động đất, qua đó góp phần thực hiện phương châm đối ngoại của Đảng, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế cũng như truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn," "Tương thân tương ái" của dân tộc Việt Nam.

Mặt khác, cứu trợ thảm họa, động đất là một hoạt động nhân đạo, việc tham gia hoạt động này thể hiện trách nhiệm quốc tế, tinh thần nhân văn của dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước, con người và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế. Đây cũng là hoạt động nhằm tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Tổng Tham mưu trưởng Nguyễn Tân Cương, 76 đồng chí được cử đi lần này đã được lựa chọn kỹ. Đội Quân y gồm 30 người, trong đó có nhiều đồng chí đã có kinh nghiệm thực hiện các nhiệm vụ quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại các Bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan.

[76 quân nhân Việt Nam hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ]

Đội Cứu sập (thuộc Binh chủng Công binh) gồm 30 người; Đội Chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn (thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) gồm 9 đồng chí bao gồm huấn luyện viên và chỉ huy, 6 chó nghiệp vụ cũng đã được huấn luyện hết sức tỉ mỉ và được kiểm nghiệm qua thực tế.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nhấn mạnh, Bộ Quốc phòng đã giao nhiệm vụ rất cụ thể cho từng cơ quan; đồng thời yêu cầu các cơ quan và cá nhân trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, cần phối kết hợp chặt chẽ với nhau để tiếp tục làm tốt công tác chuẩn bị, để đoàn cứu hộ, cứu nạn và quân y của Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường đúng thời gian, đầy đủ các vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm an toàn, chất lượng cao nhất.

Bộ Quốc phòng yêu cầu Cục Đối ngoại khẩn trương hoàn thiện các thủ tục như: hộ chiếu, thủ tục xuất nhập cảnh cho lực lượng lên đường làm nhiệm vụ; nhanh chóng liên hệ với phía Thổ Nhĩ Kỳ để có máy bay đưa cán bộ, chiến sỹ và vật chất bảo đảm từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ; liên hệ với cơ quan ứng phó thảm họa của Thổ Nhĩ Kỳ, thông báo trước về việc có bộ phận của Quân đội ta sang để phía bạn chủ động bố trí khu vực làm nhiệm vụ; đồng thời có kế hoạch đưa lực lượng của Quân đội Việt Nam từ sân bay đến khu vực làm nhiệm vụ, bởi quãng đường tương đối xa, trong khi chúng ta mang theo khoảng 30 tấn vật chất nhằm bảo đảm ăn uống sinh hoạt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, ngoài ra còn có một số lượng nhất định để viện trợ cho người dân bị nạn.

"Với tinh thần rất khẩn trương, trách nhiệm cao, các cơ quan, đơn vị, các đồng chí đã lựa chọn được những cán bộ, chiến sỹ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn bảo đảm, tinh thần trách nhiệm cao, có sức khỏe, ngoại ngữ, tốt để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Từng cơ quan đã chủ động, nhưng từng đồng chí được giao nhiệm vụ cần hết sức chủ động làm tốt công tác chuẩn bị," Thượng tướng Nguyễn Tân Cương lưu ý.

Cứu trợ tại Thổ Nhĩ Kỳ: Vinh dự khi tham gia sứ mệnh nhân đạo quốc tế ảnh 2Lực lượng công binh làm công tác kiểm tra trang thiết bị máy móc phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trước khi lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Biểu dương tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ của các quân nhân, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho rằng, được tham gia hoạt động lần này là nhiệm vụ gian khổ, song cũng hết sức vinh quang, nhất là trong điều kiện thời gian khẩn trương, công việc vất vả, thời tiết khắc nghiệt, không thể đem theo các loại phương tiện hiện đại.

"Chúng ta hết sức hy vọng trong những đống đổ nát vẫn còn nhiều người đang sống sót và đang chờ từng giây, từng phút để các lực lượng cứu hộ đến giải cứu. Tin rằng việc cứu người, đi thực hiện nhiệm vụ quốc tế là một vinh dự, hạnh phúc," Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị các quân nhân trong thời gian thực hiện nhiệm vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ - với vai trò đại diện cho đất nước, đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam, cần nêu cao tinh thần tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội tin tưởng giao trọng trách.

Bên cạnh đó, lực lượng của ta cần chú ý giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp với lực lượng quốc tế, với chính quyền, nhân dân sở tại; chú trọng bảo đảm kỷ luật, an toàn về người, trang bị; tạo ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế và chính quyền, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Công tác điều hành, điều phối cần bảo đảm hiệu quả, chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; kịp thời báo cáo về các khó khăn. Khi tổ chức làm việc phân tán, từng tổ, nhóm phải phân công người chỉ huy, phụ trách, các đồng chí này chịu trách nhiệm về chất lượng công việc, về công tác bảo đảm an toàn của nhóm đó.

Bảo đảm sẵn sàng công tác hậu cần

Chia sẻ bên lề Hội nghị, Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần cho biết, công tác hậu cần trong đợt tham gia nhiệm vụ lần này sẽ tập trung chủ yếu vào việc bảo đảm sẵn sàng về quân y cho các lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nước khi có yêu cầu.

Trung tướng Trần Duy Giang cho rằng, điều quan trọng nhất là bảo đảm cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng, nhân dân ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau khi xảy ra thảm họa, trong đó có việc tập trung tìm kiếm người bị thương, cứu chữa cho nhân dân. Về cơ sở vật chất, Tổng cục Hậu cần đã chỉ đạo chuẩn bị toàn diện, đầy đủ các mặt, trong đó có thuốc, vật chất quân y và các vật chất cần thiết liên quan đến bảo đảm đời sống cho nhân dân, quân nhu...; bảo đảm các mặt để khi phía bạn yêu cầu thì Tổng cục Hậu cần sẵn sàng đáp ứng.

Trong điều kiện thực hiện nhiệm vụ ở môi trường thời tiết khắc nghiệt (nhiệt độ dưới 0 độ, khoảng -5 đến -10 độ C), để đảm bảo sức khỏe cho bộ đội ta, Tổng cục Hậu cần đã có nhận định từ sớm và lên kế hoạch bảo đảm về thuốc, quân nhu, quân trang... để bộ đội ta sang làm nhiệm vụ có sức khỏe tốt nhất, từ đó có thể làm việc đạt hiệu quả cao nhất, giúp cho người dân bị nạn phần nào tháo gỡ được khó khăn và chia sẻ với những hy sinh, mất mát./.

Đội chó nghiệp vụ làm công tác cứu hộ, cứu nạn của lực lượng bộ đội biên phòng sẵn sàng lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Đội chó nghiệp vụ làm công tác cứu hộ, cứu nạn của lực lượng bộ đội biên phòng sẵn sàng lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Lực lượng công binh làm công tác kiểm tra trang thiết bị máy móc phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trước khi lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Lực lượng công binh làm công tác kiểm tra trang thiết bị máy móc phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trước khi lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra dụng cụ, quân trang của lực lượng quân y trước khi lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra dụng cụ, quân trang của lực lượng quân y trước khi lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra các loại thuốc và thiêt bị y tế của lực lượng quân y trước khi lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng kiểm tra các loại thuốc và thiêt bị y tế của lực lượng quân y trước khi lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Đội chó nghiệp vụ làm công tác cứu hộ, cứu nạn của lực lượng bộ đội biên phòng sẵn sàng lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Đội chó nghiệp vụ làm công tác cứu hộ, cứu nạn của lực lượng bộ đội biên phòng sẵn sàng lên đường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và các cán bộ, chiến sỹ tại lễ nhận nhiệm vụ. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và các cán bộ, chiến sỹ tại lễ nhận nhiệm vụ. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng động viên, giao nhiệm vụ cho các cán bộ, chiến sỹ tại buổi lễ . (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng động viên, giao nhiệm vụ cho các cán bộ, chiến sỹ tại buổi lễ . (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Ngày 6/2/2023, trận động đất kinh hoàng độ lớn 7,8 đã xảy ra ở khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tính đến 4h03 ngày 10/2 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong thảm họa động đất này đã lên tới hơn 21.000 người, trong khi hàng nghìn ngôi nhà ở hai bên biên giới bị phá hủy. Nhà cửa bị phá hủy sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 6/2/2023, trận động đất kinh hoàng độ lớn 7,8 đã xảy ra ở khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tính đến 4h03 ngày 10/2 (giờ Việt Nam), số người thiệt mạng trong thảm họa động đất này đã lên tới hơn 21.000 người, trong khi hàng nghìn ngôi nhà ở hai bên biên giới bị phá hủy. Nhà cửa bị phá hủy sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà cửa bị phá hủy sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà cửa bị phá hủy sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh hoang tàn sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh hoang tàn sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Lực lượng cứu hộ chuyển người bị thương ra khỏi đống đổ nát sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Lực lượng cứu hộ chuyển người bị thương ra khỏi đống đổ nát sau trận động đất tại Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục