Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện thành phố Đà Nẵng cho biết địa phương này đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ dân số tham gia hiến máu tình nguyện, với tỷ lệ người tham gia chiếm 2,9% dân số, tỷ lệ người hiến máu nhắc lại đạt 44%.
Qua 10 năm (2003-2013) triển khai phong trào hiến máu tình nguyện, tổng lượng máu tình nguyện thu được của thành phố là hơn 151.000 đơn vị máu.
Hiến máu tình nguyện đã thực sự là nguồn máu chủ yếu và bền vững giúp cứu sống kịp thời nhiều bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Số lượng máu tình nguyện thu được tăng đều hàng năm; đến nay nguồn máu tình nguyện đáp ứng 99,5% nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Đà Nẵng hiện có gần 30 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, trong đó có 6 bệnh viện có khoa huyết học truyền máu đủ năng lực xét nghiệm sàng lọc và tách chiết các thành phần của máu phục vụ điều trị.
Mỗi năm các bệnh viện này cần khoảng hơn 30.000 đơn vị máu và chế phẩm từ máu. Bệnh viện Đà Nẵng là đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai kỹ thuật và tổ chức tiếp nhận máu từ nguồn máu tình nguyện và người nhà, xét nghiệm sàng lọc, sản xuất các chế phẩm máu, cung cấp máu và chế phẩm cho tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố và vùng lân cận.
Từ năm 2007, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành sàng lọc HBsAg bằng test nhanh trước khi tiếp nhận máu tình nguyện, qua đó giúp giảm tỷ lệ máu hủy từ 12,8% xuống còn 2,6%. Cách làm này vừa tránh lấy máu của những người bị nhiễm viêm gan B, vừa tiết kiệm được hóa chất y cụ.
Hiện tại, Bệnh viện Đà Nẵng cũng trang bị máy ELISA tự động hoàn toàn để bảo đảm 100% đơn vị máu được sàng lọc các bệnh nhiễm trùng HBV, HCV, HIV, giang mai, SR theo quy chế truyền máu an toàn của Bộ Y tế.
Thời gian qua, với sự quan tâm và đầu tư của chính quyền thành phố, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã giúp ngành y tế Đà Nẵng làm chủ được những công nghệ mới, sản xuất được nhiều loại chế phẩm máu từ máu.
Nhiều bệnh viện cũng đã trang bị hệ thống dây chuyền lạnh như tủ lạnh trữ máu, tủ đông âm 35 độ , máy lắc bảo quản tiểu cầu, máy tách tiểu cầu tự động để bảo quản máu, huyết tương, tiểu cầu.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân thành phố về ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện đã nâng lên rõ rệt. Các đơn vị như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Thanh niên, Hội Chữ thập Đỏ, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ đưa công tác hiến máu vào kế hoạch hoạt động hàng năm và làm vai trò nòng cốt trong hoạt động hiến máu tình nguyện. Bên cạnh đó là những hoạt động thường xuyên và sôi nổi của các đội hiến máu dự bị.
Thành phố hiện có 20 đội hiến máu dự bị với 650 thành viên, câu lạc bộ những người hiến máu 25 lần trở lên, câu lạc bộ những người máu hiếm Rh âm.
Thành phố cũng xây dựng được mạng lưới cộng tác viên ở các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc nhằm hỗ trợ công tác tuyên truyền, tư vấn và theo dõi quản lý danh sách người hiến máu để có cơ sở vận động người hiến máu nhiều lần, đảm bảo an toàn trong truyền máu.
Thời gian tới, ngành y tế thành phố kiến nghị Bộ Y tế bổ sung Đà Nẵng vào mạng lưới các trung tâm truyền máu quốc gia để có thể sớm hình thành Trung tâm Huyết học-Truyền máu, đồng thời tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy móc cho công tác tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất chế phẩm từ máu và trang bị mới xe ôtô phục vụ lấy máu lưu động nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác hiến máu tình nguyện./.
Qua 10 năm (2003-2013) triển khai phong trào hiến máu tình nguyện, tổng lượng máu tình nguyện thu được của thành phố là hơn 151.000 đơn vị máu.
Hiến máu tình nguyện đã thực sự là nguồn máu chủ yếu và bền vững giúp cứu sống kịp thời nhiều bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Số lượng máu tình nguyện thu được tăng đều hàng năm; đến nay nguồn máu tình nguyện đáp ứng 99,5% nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Đà Nẵng hiện có gần 30 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, trong đó có 6 bệnh viện có khoa huyết học truyền máu đủ năng lực xét nghiệm sàng lọc và tách chiết các thành phần của máu phục vụ điều trị.
Mỗi năm các bệnh viện này cần khoảng hơn 30.000 đơn vị máu và chế phẩm từ máu. Bệnh viện Đà Nẵng là đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai kỹ thuật và tổ chức tiếp nhận máu từ nguồn máu tình nguyện và người nhà, xét nghiệm sàng lọc, sản xuất các chế phẩm máu, cung cấp máu và chế phẩm cho tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố và vùng lân cận.
Từ năm 2007, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành sàng lọc HBsAg bằng test nhanh trước khi tiếp nhận máu tình nguyện, qua đó giúp giảm tỷ lệ máu hủy từ 12,8% xuống còn 2,6%. Cách làm này vừa tránh lấy máu của những người bị nhiễm viêm gan B, vừa tiết kiệm được hóa chất y cụ.
Hiện tại, Bệnh viện Đà Nẵng cũng trang bị máy ELISA tự động hoàn toàn để bảo đảm 100% đơn vị máu được sàng lọc các bệnh nhiễm trùng HBV, HCV, HIV, giang mai, SR theo quy chế truyền máu an toàn của Bộ Y tế.
Thời gian qua, với sự quan tâm và đầu tư của chính quyền thành phố, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã giúp ngành y tế Đà Nẵng làm chủ được những công nghệ mới, sản xuất được nhiều loại chế phẩm máu từ máu.
Nhiều bệnh viện cũng đã trang bị hệ thống dây chuyền lạnh như tủ lạnh trữ máu, tủ đông âm 35 độ , máy lắc bảo quản tiểu cầu, máy tách tiểu cầu tự động để bảo quản máu, huyết tương, tiểu cầu.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân thành phố về ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện đã nâng lên rõ rệt. Các đơn vị như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp Thanh niên, Hội Chữ thập Đỏ, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ đưa công tác hiến máu vào kế hoạch hoạt động hàng năm và làm vai trò nòng cốt trong hoạt động hiến máu tình nguyện. Bên cạnh đó là những hoạt động thường xuyên và sôi nổi của các đội hiến máu dự bị.
Thành phố hiện có 20 đội hiến máu dự bị với 650 thành viên, câu lạc bộ những người hiến máu 25 lần trở lên, câu lạc bộ những người máu hiếm Rh âm.
Thành phố cũng xây dựng được mạng lưới cộng tác viên ở các quận, huyện và các đơn vị trực thuộc nhằm hỗ trợ công tác tuyên truyền, tư vấn và theo dõi quản lý danh sách người hiến máu để có cơ sở vận động người hiến máu nhiều lần, đảm bảo an toàn trong truyền máu.
Thời gian tới, ngành y tế thành phố kiến nghị Bộ Y tế bổ sung Đà Nẵng vào mạng lưới các trung tâm truyền máu quốc gia để có thể sớm hình thành Trung tâm Huyết học-Truyền máu, đồng thời tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy móc cho công tác tiếp nhận, sàng lọc, sản xuất chế phẩm từ máu và trang bị mới xe ôtô phục vụ lấy máu lưu động nhằm phục vụ tốt hơn nữa công tác hiến máu tình nguyện./.
Đỗ Trưởng (TTXVN)