Tại hội thảo “Thị trường Nga và Ukraine - cơ hội cho xuất khẩu mới” được tổ chức ngày 20/6 tại Hà Nội, ông Lã Văn Châu, nguyên Tùy viên Thương mại Việt Nam tại Liên bang Nga cho biết sau bốn năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đã tăng gần 4 lần (khoảng 1,6 tỷ USD năm 2012) và đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu xuất khẩu từ nhóm hàng nông, lâm, thủy hải sản... sang điện thoại và linh kiện điện thoại.
Tuy nhiên, đây là tín hiệu không “mừng” cho sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Việt Nam khi thị trường Nga còn nhiều tiềm năng để phát triển nhóm hàng này.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy hải sản chiếm tỷ lệ trên 50% (năm 2009) đã giảm xuống còn khoảng 20% (năm 2012), nhiều mặt hàng xuất khẩu như rau, quả và gạo đã giảm mạnh trong khi nước ta có thế mạnh về những mặt hàng này.
Hiện nay, nhu cầu của thị trường Nga vẫn rất lớn và đa dạng, nhiều mặt hàng phải nhập khẩu toàn bộ, hơn nữa những sản phẩm vào Nga có thể lưu thông sang các nước như Belarus, Kazakhstan và một số nước trong cộng đồng SNG.
Những nhóm hàng có nhiều triển vọng thâm nhập sâu vào thị trường Nga là càphê, chè, rau, củ, quả tươi và đông lạnh; thịt và các sản phẩm từ thịt; thị trường thủy hải sản.
Theo ông Lã Văn Châu, để tiếp cận sâu và rộng vào thị trường này, các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình; trực tiếp tham gia các hội chợ, triển lãm, tìm những đối tác tin cậy, tiếp cận các trung tâm phân phối lớn và các mạng lưới tiêu thụ...
Ông Chu Xuân Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) chia sẻ về những kinh nghiệm kinh doanh với thị trường Nga và Ukraine như khó tiếp cận được mạng lưới tiêu thụ, nhất là các chuỗi siêu thị lớn, sự cạnh tranh mạnh mẽ với các nước khác, khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính...
Việc đàm phán về phương thức thanh toán là vấn đề rất khó khăn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa cũng là một khó khăn lớn, nhất là một số mặt hàng nông sản do việc vận chuyển hàng mất nhiều thời gian có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hóa./.
Tuy nhiên, đây là tín hiệu không “mừng” cho sản phẩm xuất khẩu truyền thống của Việt Nam khi thị trường Nga còn nhiều tiềm năng để phát triển nhóm hàng này.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy hải sản chiếm tỷ lệ trên 50% (năm 2009) đã giảm xuống còn khoảng 20% (năm 2012), nhiều mặt hàng xuất khẩu như rau, quả và gạo đã giảm mạnh trong khi nước ta có thế mạnh về những mặt hàng này.
Hiện nay, nhu cầu của thị trường Nga vẫn rất lớn và đa dạng, nhiều mặt hàng phải nhập khẩu toàn bộ, hơn nữa những sản phẩm vào Nga có thể lưu thông sang các nước như Belarus, Kazakhstan và một số nước trong cộng đồng SNG.
Những nhóm hàng có nhiều triển vọng thâm nhập sâu vào thị trường Nga là càphê, chè, rau, củ, quả tươi và đông lạnh; thịt và các sản phẩm từ thịt; thị trường thủy hải sản.
Theo ông Lã Văn Châu, để tiếp cận sâu và rộng vào thị trường này, các doanh nghiệp cần đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình; trực tiếp tham gia các hội chợ, triển lãm, tìm những đối tác tin cậy, tiếp cận các trung tâm phân phối lớn và các mạng lưới tiêu thụ...
Ông Chu Xuân Kiên, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) chia sẻ về những kinh nghiệm kinh doanh với thị trường Nga và Ukraine như khó tiếp cận được mạng lưới tiêu thụ, nhất là các chuỗi siêu thị lớn, sự cạnh tranh mạnh mẽ với các nước khác, khó khăn trong giải quyết thủ tục hành chính...
Việc đàm phán về phương thức thanh toán là vấn đề rất khó khăn mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng hóa cũng là một khó khăn lớn, nhất là một số mặt hàng nông sản do việc vận chuyển hàng mất nhiều thời gian có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hóa./.
Việt Trung (TTXVN)