Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, chiều 18/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi); thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Trong phần đầu phiên làm việc toàn thể tại hội trường chiều nay, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 87,75% số đại biểu tán thành. Theo đó, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) có 11 chương với 81 điều, quy định rõ về tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; các biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng chưa cụ thể
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, đa số ý kiến cơ bản tán thành với việc cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng để công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp, chặt chẽ, kịp thời động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng: Luật thi đua, khen thưởng hiện hành quy định nhiều hình thức khen thưởng cấp nhà nước dẫn đến sự trùng lắp, chồng chéo, tràn lan trong khâu thực hiện. Việc đề nghị các hình thức khen thưởng cấp nhà nước được thực hiện theo quy trình, thủ tục từ cấp cơ sở, phải qua nhiều cơ quan, cấp bậc xem xét, tạo ra thủ tục hành chính rườm rà, khó kiểm soát.
Các đại biểu đề nghị cần xem xét, giảm bớt các hình thức khen thưởng cấp nhà nước. Dự thảo Luật mới chỉ sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng cấp nhà nước mà vẫn giữ nguyên hệ thống các hình thức khen thưởng này.
Cần bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) và một số đại biểu khác cho rằng, việc bổ sung nội dung “Bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới” vào các nguyên tắc khen thưởng của Luật thi đua, khen thưởng là cần thiết. Tuy nhiên, quy định như trong dự thảo Luật vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Các ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định chi tiết, cụ thể hơn trong các chương, điều về tiêu chuẩn cũng như việc xét khen thưởng đối với nữ giới chứ không chỉ nêu nguyên tắc chung. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng giới trong Luật thi đua, khen thưởng mới bảo đảm được tính toàn diện và thực hiện đúng yêu cầu đã nêu trong Luật bình đẳng giới.
Đại biểu Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ) đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn đối với việc bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới, nhất là trong việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành phải đảm bảo được quyền lợi của nữ giới khi nghỉ thai sản mà vẫn được khen thưởng như những trường hợp khác khi có những thành tích xuất sắc.
Một số đại biểu cho rằng, việc quy định hình thức khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể ngoài nhà nước là cần thiết, góp phần động viên kịp thời một lực lượng lao động không nhỏ đang tham gia lao động, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đại biểu Nguyễn Minh Phương đề nghị Bộ Nội vụ, Chính phủ cần có Thông tư hướng dẫn cụ thể đối với các cá nhân, tập thể ngoài nhà nước và quy định rõ về tỷ lệ được xét khen thưởng.
Về chu kỳ xét các danh hiệu thi đua khen thưởng, một số đại biểu cho rằng, việc dự thảo quy định tặng Cờ thi đua của Chính phủ lên 3 năm mới được xét một lần; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động là 5 năm xét một lần; các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân tăng lên 3 năm xét một lần sẽ không đảm bảo tôn vinh kịp thời, nhân rộng những tấm gương điển hình tiên tiến. Các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu sửa lại nội dung này.
Theo Chương trình, ngày mai 19/6, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật việc làm; biểu quyết thông qua các Luật: Luật giáo dục quốc phòng-an ninh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai./.
Trong phần đầu phiên làm việc toàn thể tại hội trường chiều nay, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với 87,75% số đại biểu tán thành. Theo đó, Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) có 11 chương với 81 điều, quy định rõ về tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; việc tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ; các biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng chưa cụ thể
Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng, đa số ý kiến cơ bản tán thành với việc cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng để công tác thi đua, khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp, chặt chẽ, kịp thời động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng: Luật thi đua, khen thưởng hiện hành quy định nhiều hình thức khen thưởng cấp nhà nước dẫn đến sự trùng lắp, chồng chéo, tràn lan trong khâu thực hiện. Việc đề nghị các hình thức khen thưởng cấp nhà nước được thực hiện theo quy trình, thủ tục từ cấp cơ sở, phải qua nhiều cơ quan, cấp bậc xem xét, tạo ra thủ tục hành chính rườm rà, khó kiểm soát.
Các đại biểu đề nghị cần xem xét, giảm bớt các hình thức khen thưởng cấp nhà nước. Dự thảo Luật mới chỉ sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn của các hình thức khen thưởng cấp nhà nước mà vẫn giữ nguyên hệ thống các hình thức khen thưởng này.
Cần bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng
Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh (Hà Nội) và một số đại biểu khác cho rằng, việc bổ sung nội dung “Bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới” vào các nguyên tắc khen thưởng của Luật thi đua, khen thưởng là cần thiết. Tuy nhiên, quy định như trong dự thảo Luật vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Các ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định chi tiết, cụ thể hơn trong các chương, điều về tiêu chuẩn cũng như việc xét khen thưởng đối với nữ giới chứ không chỉ nêu nguyên tắc chung. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng giới trong Luật thi đua, khen thưởng mới bảo đảm được tính toàn diện và thực hiện đúng yêu cầu đã nêu trong Luật bình đẳng giới.
Đại biểu Nguyễn Minh Phương (Cần Thơ) đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn đối với việc bảo đảm các nguyên tắc về bình đẳng giới, nhất là trong việc ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành phải đảm bảo được quyền lợi của nữ giới khi nghỉ thai sản mà vẫn được khen thưởng như những trường hợp khác khi có những thành tích xuất sắc.
Một số đại biểu cho rằng, việc quy định hình thức khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể ngoài nhà nước là cần thiết, góp phần động viên kịp thời một lực lượng lao động không nhỏ đang tham gia lao động, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đại biểu Nguyễn Minh Phương đề nghị Bộ Nội vụ, Chính phủ cần có Thông tư hướng dẫn cụ thể đối với các cá nhân, tập thể ngoài nhà nước và quy định rõ về tỷ lệ được xét khen thưởng.
Về chu kỳ xét các danh hiệu thi đua khen thưởng, một số đại biểu cho rằng, việc dự thảo quy định tặng Cờ thi đua của Chính phủ lên 3 năm mới được xét một lần; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng Lao động là 5 năm xét một lần; các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Thầy thuốc Nhân dân tăng lên 3 năm xét một lần sẽ không đảm bảo tôn vinh kịp thời, nhân rộng những tấm gương điển hình tiên tiến. Các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu sửa lại nội dung này.
Theo Chương trình, ngày mai 19/6, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật việc làm; biểu quyết thông qua các Luật: Luật giáo dục quốc phòng-an ninh; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai./.
Nguyễn Cường (TTXVN)