Dịp Tết Tân Mão, ở tỉnh Điện Biên, hàng ngày, ước tính tại những điểm di tích lịch sử như Nghĩa trang A1, Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bảo tàng lịch sử, Đồi A1... thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan du lịch, thắp hương tưởng niệm.
Nắm bắt cơ hội này, các dịch vụ buôn bán “ăn theo” nhu cầu của du khách mọc lên khá nhiều như những “chợ cóc,” gây mất mỹ quan và làm mất đi tính tôn nghiêm tại những điểm di tích này.
Tại Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khoảng trống trước sân quảng trường, chỗ tiếp giáp với Quốc lộ 279 xuyên Á đã bị biến thành chợ cóc. Đây là địa chỉ “béo bở” mà các cá nhân kinh doanh luôn “tập kết” về, bởi lượng du khách đến đây đông.
Đã nhiều ngày nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hoạt động mua bán tại đây diễn ra khá nhộn nhịp. Mỗi sáng sớm, gần chục quán cóc của tư nhân bày bán nước giải khát căng phông, bạt giành chỗ. Chỉ ít phút sau, một đoạn đường dài hàng chục mét đã ngổn ngang bàn, ghế của chủ nhân những quán cóc. Cộng với đó, phương tiện của du khách vào quán để ngổn ngang đã bịt kín không gian của lối dẫn lên Trục hành lễ - con đường chính được thiết kế với những bậc thang bằng đá dẫn lên Tượng đài chiến thắng.
Càng về trưa, cánh buôn bán hàng rong, xe đẩy hoạt động ở chợ Trung tâm gần đó cũng tìm về đây để thêm cơ hội bán hàng; đội ngũ xe ôm, đánh giày cũng tập kết về đây một nhiều.
Những chiếc xe khách chất lượng cao hành trình tuyến Điện Biên-Hà Nội cũng “dừng chân” chỗ này để đón, trả khách với thời gian chờ hàng tiếng đồng hồ.
Khoảng trống sân quảng trường - không gian tiếp giáp giữa đại lộ 7/5 và Trục hành lễ của Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nơi có bức Phù điêu bằng đá có tầm cỡ, quy mô lớn nhất Đông Nam Á, khắc ghi hình ảnh những diễn biến, chặng đường lịch sử và những chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng trong tình trạng tương tự khi dịch vụ “nở rộ.”
Dịch vụ trông xe, bán nước giải khát bùng phát với hàng trăm phương tiện để ngổn ngang, xen lẫn với bàn, ghế của hàng quán khiến không gian di tích nhếch nhách.
Tại Nghĩa trang A1, nằm trong quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ, nơi yên nghỉ của 644 Anh hùng liệt sỹ, tình trạng “chợ cóc hóa” còn biểu hiện đa dạng, "phong phú" hơn.
Không gian phía trước Nghĩa trang A1 (vỉa hè quốc lộ 279 cộng với một diện tích lớn khoảng trống sân Nghĩa trang) và hành lang phía Đông Bắc Nghĩa trang (đường Hoàng Văn Thái) đã bị hàng chục tư nhân chiếm dụng, căng phông bạt, bày hàng trăm bàn ghế bán hoa quả, dịch vụ giải khát...
Cảnh nhếch nhác càng được “tô điểm,” biến thái hơn bởi hoạt động của cánh tư nhân bán hàng rong, đẩy xe đẩy, bán “vé số bóc” di động trước tiền khuôn viên nghĩa trang. Không ít cuộc cãi cọ, to tiếng của các chủ quán do tranh giành khách đã diễn ra, gây phản cảm đối với nhiều đoàn khách đến đây dâng hương, tưởng niệm.
Sâu trong đường Hoàng Văn Thái chừng hơn 200m, dịch vụ “ăn nhậu” của hàng chục quán sau Tết hoạt động rất rầm rộ, mùi vị thức ăn bay khắp khuôn viên nghĩa trang khiến không ít người bước chân qua cổng nghĩa trang phải “giật mình” vì tính tôn nghiêm, linh thiêng ở nơi này đã bị xâm hại.
Với Đồi A1, tại cổng chính và hành lang trước khuôn viên đồi (vỉa hè đại lộ 7/5), hàng ngày có rất đông người chiếm dụng, cố tình dựng ô, dù, bày bán vô số đồ chơi trẻ em, quần áo... gây cản trở giao thông.
Cảnh mời chào hàng, nài nỉ du khách mua đồ của người dân bày bán hàng ở đây và hành vi ngồi vắt vẻo tập trung trên xe máy của hàng chục thợ chụp ảnh nghiệp dư “hành nghề” tại cổng chính cũng khiến nhiều du khách cảm thấy khó chịu... Vì vậy, nên chăng tình trạng trên cần được chấn chỉnh kịp thời./.
Nắm bắt cơ hội này, các dịch vụ buôn bán “ăn theo” nhu cầu của du khách mọc lên khá nhiều như những “chợ cóc,” gây mất mỹ quan và làm mất đi tính tôn nghiêm tại những điểm di tích này.
Tại Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khoảng trống trước sân quảng trường, chỗ tiếp giáp với Quốc lộ 279 xuyên Á đã bị biến thành chợ cóc. Đây là địa chỉ “béo bở” mà các cá nhân kinh doanh luôn “tập kết” về, bởi lượng du khách đến đây đông.
Đã nhiều ngày nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè và hoạt động mua bán tại đây diễn ra khá nhộn nhịp. Mỗi sáng sớm, gần chục quán cóc của tư nhân bày bán nước giải khát căng phông, bạt giành chỗ. Chỉ ít phút sau, một đoạn đường dài hàng chục mét đã ngổn ngang bàn, ghế của chủ nhân những quán cóc. Cộng với đó, phương tiện của du khách vào quán để ngổn ngang đã bịt kín không gian của lối dẫn lên Trục hành lễ - con đường chính được thiết kế với những bậc thang bằng đá dẫn lên Tượng đài chiến thắng.
Càng về trưa, cánh buôn bán hàng rong, xe đẩy hoạt động ở chợ Trung tâm gần đó cũng tìm về đây để thêm cơ hội bán hàng; đội ngũ xe ôm, đánh giày cũng tập kết về đây một nhiều.
Những chiếc xe khách chất lượng cao hành trình tuyến Điện Biên-Hà Nội cũng “dừng chân” chỗ này để đón, trả khách với thời gian chờ hàng tiếng đồng hồ.
Khoảng trống sân quảng trường - không gian tiếp giáp giữa đại lộ 7/5 và Trục hành lễ của Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nơi có bức Phù điêu bằng đá có tầm cỡ, quy mô lớn nhất Đông Nam Á, khắc ghi hình ảnh những diễn biến, chặng đường lịch sử và những chiến công oanh liệt của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng trong tình trạng tương tự khi dịch vụ “nở rộ.”
Dịch vụ trông xe, bán nước giải khát bùng phát với hàng trăm phương tiện để ngổn ngang, xen lẫn với bàn, ghế của hàng quán khiến không gian di tích nhếch nhách.
Tại Nghĩa trang A1, nằm trong quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ, nơi yên nghỉ của 644 Anh hùng liệt sỹ, tình trạng “chợ cóc hóa” còn biểu hiện đa dạng, "phong phú" hơn.
Không gian phía trước Nghĩa trang A1 (vỉa hè quốc lộ 279 cộng với một diện tích lớn khoảng trống sân Nghĩa trang) và hành lang phía Đông Bắc Nghĩa trang (đường Hoàng Văn Thái) đã bị hàng chục tư nhân chiếm dụng, căng phông bạt, bày hàng trăm bàn ghế bán hoa quả, dịch vụ giải khát...
Cảnh nhếch nhác càng được “tô điểm,” biến thái hơn bởi hoạt động của cánh tư nhân bán hàng rong, đẩy xe đẩy, bán “vé số bóc” di động trước tiền khuôn viên nghĩa trang. Không ít cuộc cãi cọ, to tiếng của các chủ quán do tranh giành khách đã diễn ra, gây phản cảm đối với nhiều đoàn khách đến đây dâng hương, tưởng niệm.
Sâu trong đường Hoàng Văn Thái chừng hơn 200m, dịch vụ “ăn nhậu” của hàng chục quán sau Tết hoạt động rất rầm rộ, mùi vị thức ăn bay khắp khuôn viên nghĩa trang khiến không ít người bước chân qua cổng nghĩa trang phải “giật mình” vì tính tôn nghiêm, linh thiêng ở nơi này đã bị xâm hại.
Với Đồi A1, tại cổng chính và hành lang trước khuôn viên đồi (vỉa hè đại lộ 7/5), hàng ngày có rất đông người chiếm dụng, cố tình dựng ô, dù, bày bán vô số đồ chơi trẻ em, quần áo... gây cản trở giao thông.
Cảnh mời chào hàng, nài nỉ du khách mua đồ của người dân bày bán hàng ở đây và hành vi ngồi vắt vẻo tập trung trên xe máy của hàng chục thợ chụp ảnh nghiệp dư “hành nghề” tại cổng chính cũng khiến nhiều du khách cảm thấy khó chịu... Vì vậy, nên chăng tình trạng trên cần được chấn chỉnh kịp thời./.
Xuân Tiến-Phương Liên (TTXVN/Vietnam+)