Điện Biên: Thót tim cảnh người dân đánh đu tính mạng với 'tử thần'

Nhiều năm nay, hệ thống lan can bằng sắt trên cầu máng Nậm Rốm đã hoen rỉ, hư hỏng, gãy rụng dẫn đến tình trạng xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông.
Cầu máng nằm trên kênh hữu của Đại thủy nông Nậm Rốm chỉ rộng vừa đủ cho một lượt phương tiện lưu thông. Trong khi đó, khoảng 1/3 chiều dài cây cầu không có lan can phòng hộ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Mỗi ngày có hàng trăm lượt người, phương tiện qua lại, trong đó có rất nhiều em học sinh phải qua đây để tới trường mặc cho nguy hiểm luôn rình rập. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Hệ thống lan can một bên cầu bị gãy rụng, còn trơ chân cọc trên cầu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Thanh ngang của hệ thống lan can trên cầu bị bung bật, rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Một bên lan can đã bị “thiếu hụt” từ nhiều năm nay, tiềm ẩn mối nguy hiểm đối với người, phương tiện tham gia giao thông. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Hệ thống lan can giữa cầu máng đã gãy đứt, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua đây. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Tại cây cầu này đã từng xảy ra trường hợp người đàn ông chở cỏ đi qua cầu bị ngã cả người lẫn xe xuống suối và đã dẫn đến tử vong. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cầu máng là cống hộp dài hàng chục mét, bắc qua suối cạn cao hơn 10 mét, có chức năng “dẫn thủy, nhập điền” cung cấp nước cho cánh đồng Mường Thanh và là con đường thông thương hàng hóa, đi lại của người dân trong khu vực. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Tại cây cầu này đã từng xảy ra trường hợp người đàn ông chở cỏ đi qua cầu bị ngã cả người lẫn xe xuống suối và đã dẫn đến tử vong. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Để qua được cầu, người đàn ông này phải hạ chân lấy thăng bằng, mất khá nhiều thời gian để qua cầu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
Cầu máng được đưa vào sử dụng từ năm 1969, khi công trình Đại thủy nông Nậm Rốm hoàn thành.
 (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục