Hiện nay, Đồng Nai là một trong những tỉnh có trung tâm da dạng sinh học phong phú nhất khu vực trung tâm Đông Nam Bộ, có những đặc trưng đa dạng sinh học mà ít nơi nào có được.
Điển hình như vườn quốc gia Nam Cát Tiên có sự đa dạng sinh học vào hàng cao nhất chứa đựng nguồn gen phong phú về số lượng, thành phần các loại động thực vật, đặc biệt là thành phần loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và trên thế giới khá phong phú.
Tỉnh cũng có những khu đất ngập nước khá đặc thù, tiêu biểu từ các quần xã trên cạn cho đến rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông....Nhưng Đồng Nai cũng đang đối mặt với những thách thức của nạn ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…..Vì vậy, tỉnh đã đề ra chương trình hành động để đối phó với những thách thức nhằm bảo vệ được tính đa dạng sinh học dành cho các thế hệ mai sau.
Bảo tồn ở trên cạn và dưới nước
Vườn quốc gia Cát Tiên vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa quốc tế. Vườn nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, bao gồm diện tích vùng trung tâm 71.350ha (có 40.708ha nằm trong địa bàn tỉnh Đồng Nai), vùng đệm có diện tích 251 445ha. Trong đó tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú, về loài như các loại thực vật dã xác định được tổng số 1615 loài trong đó có 35 loài thực vật quý hiếm, 23 loài thực vật đặc hữu, 28 loài thực vật ghi trong danh lục đỏ IUCN..Trong đó có các loại gỗ quý như Cẩm lai, Gỏ đỏ, Gỏ mật, Tung, Thị , Bằng Lăng cườm..
Về động vật, đã thống kê được 1521 loài, trong đó có 48 loài đặc hữu và 95 loài nguy cấp. Theo điều tra mới nhất, trong 95 loài nguy cấp mà các nhà khoa học đã tận mắt chứng kiến được tại vườn quốc gai như nhóm chim có 5 loài: Gà cổ hung, gà lôi lông tía, gà tiền mặt đỏ, Hồng Hoàng; gấu, bò rừng, thú móng guốc... Riêng Khu thiên nhiên bảo tồn Văn hóa Đồng Nai còn gìn giữ được 59821 ha rừng đặc dụng và 4940 rừng sản xuất. Ngoài ra tính đa dạng sinh học khu vực này còn rất phong phú với 1400 loài thực vật, trong đó có 30 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 84 loài đặt hữu.
Trong việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước, trước hết phải nói là khu vực đất ngập nước Bàu Sấu nằm trong vườn quốc gia Cát Tiên. Qua nghiên cứu của tiến sỹVũ Ngọc Long, Giám đốc trung tâm đa dạng Sinh học và Phát triển, đất ngập nước Bàu Sấu là 1 trong những đầm lầy nguyên thủy nhất tại Việt Nam. Tại đây còn có những bãi muối khoáng hình thành tự nhiên, vốn là nguồn cung cấp muối khoáng vô cùng quan trọng trong việc sinh tồn cho các loài thú hoang dã.
Vườn quốc gia Cát Tiên còn có gần 1000 loài động, thực vật khác nhau với 130 loài cá, 60 loài chim,và loài cá sấu nước ngọt đặc trưng cho hệ sinh thái nước ngọt ngập nước. Đặc biệt thực vật ở vùng đất ngập nước gồm các loài Hydnocarpus anthelminitica cùng với loài Ficus benjamica chiếm ưu thế... Xung quanh bàu là loài tre là ngà chịu được ngập nước trong mùa mưa.
Ở các huyện Tân Phú, Xuân Lộc, nơi đây còn có diện tích rừng phòng hộ trên 20.000 ha rất phong phú về tính đa dạng các loài động và thực vật quý hiếm... Theo số liệu điều tra nghiên cứu chưa đầy đủ, tại khu vực này hiện có khoảng 200 loài cây gỗ thuộc 50 họ thực vật; 175 loài chim; 19 loài thú, 84 loài lưỡng cư bò sát; 56 loài cá; 162 loài bướm; 31 loài nhuyễn thể…Còn ở rừng phòng hộ Long Thành và Nhơn Trạch với diện tích gần 10.000 ha cũng có quần thể thực vật rất phong phú gồm các kiểu sinh thái, như quần thể cây bụi, mắm, đước, dừa nước. Với 97 loài thực vật thuộc 81 chi và đã xác định có 80 loài động vật các loại…
Về bảo tồn đa dạng sinh học tại các thủy vực ở khu vực vùng nước nội địa Trị An- Đồng Nai. Từ năm 1983 đến nay đã có 6 công trình nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản của các nhà khoa học như Mai Đình Yên, Bùi Hữu Mạnh...đã phát hiện 199 loài cá, thành phần loài có mức đa dạng cao….
Những thách thức
Hiện nay các mối đe dọa về đa dạng sinh học được hình thành, từ phía tự nhiên như biến đổi khí hậu và nhất là mối đe dọa từ phía cư dân liền kề xung quanh các khu vực đa dạng sinh học, đã tác động vào rừng và các loài động vật hoang dã quý hiếm. Trong phát triển kinh tế xã hội, việc hình thành các khu dân cư, đô thị, công nghiệp... cũng đã tạo nên áp lực rất lớn về việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa kinh tế cộng với những điều kiện kinh tế khác, kèm theo sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế nên nhu cầu về nước cho các hoạt động dân sinh không ngừng tăng lên. Đồng thời, nước thải sinh hoạt, nước thải ở các khu công nghiệp, từ các hoạt động nông nghiệp…đều đổ vào nguồn nước tại nhiều nhánh sông trong hệ thống sông Đồng Nai. Ngoài ra các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại cũng chưa có giải pháp phòng trừ, nên có ảnh hưởng đến tính đa dạng của sông.
Tình trạng khai thác các nguồn lợi khác như dung chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt cá; nạn khai thác cát và vật liệu xây dựng trên sông Đồng Nai đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi dòng chảy làm xói lở bờ sông, ảnh hưởng tới sự phân bổ của nguồn lợi thủy sản tại các khu vực này. Nhất là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của hàng chục triệu dân ở vùng hạ lưu đang là một thách thức không nhỏ để bảo tồn đa dạng sinh học trên hệ thống sông Đồng Nai.
Tiếp đến là sông Thị Vải. Đây là khu vực đã có nhiều khu công nghiệp xả nước thải ra sông, gây áp lực lớn về ô nhiễm và ảnh nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của hệ sinh thái thủy vực sông và chi lưu phụ cận của dòng sông này. Hiện nguồn thủy sinh ở sông Đồng Nai đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giảm sút do diện tích rừng ở đầu nguồn và chất lượng rừng bị suy giảm. Các khu vực nằm trong chiến lược phòng hộ như rừng ngập mặn sông Thị Vải (Nhơn Trạch, Long Thành), đang có những biến động sinh thái do biến đổi khí hậu và môi trường bị tàn phá. Hoạt động khai thác mỏ làm thay đổi cấu trúc địa hình, tạo nên những bãi đất đá lớn, phá hủy thảm thực vật
Tiến sỹ Vũ Ngọc Long cũng rất lo ngại về việc ồ ạt xây dựng các hệ thống thủy điện trên dòng sông Đồng Nai hiện nay. Điều này đang là mối đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái của lưu vực sông này.
"Nguồn tài nguyên nước và rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai đang đứng trước những thách thức và rủi ro do tác tác động của việc phát triển hệ thống bậc thang thủy điện trên sông"- ông Long nhận xét.
Cần chung tay hành động
Đồng Nai đã xác định coi bảo tồn đa dạng sinh học là điều kiện kiên quyết để phát triển bền vững, vì vậy tỉnh đã xây dựng chương trình hành động "Phát triển bền vững gắn với bảo vệ đa dạng sinh học”. Từ nay đến năm 2015, Đồng Nai đã đề ra mục tiêu và giải pháp để thực hiện bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn, vùng đất ngập nước; sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; tăng cường quản lý nhà nước ở địa phương về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
Theo đó, tỉnh đã thông qua phương án đầu tư gần 1.000 tỷ đồng để trang bị phương tiện cho khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Bao gồm các công trình như tái định cư các cư dân thuộc vùng nhạy cảm liền kề khu dự trữ sinh quyển; điều tra nghiên cứu khoa học bổ sung những phát sinh về đa dạng sinh học trong quá trình nâng cấp khu dự trữ sinh quyển; hoàn tất việc điều tra cơ bản, điều tra bổ sung các khu vực mang tính đa dạng sinh học còn ít hoặc thiều thông tin; xây dựng chương trình quan trắc biến đổi đa dạng sinh học ở những vùng trọng điểm; xây dựng quy chế hoạt động cho dự trữ sinh quyển.
Tỉnh cũng đề ra giải pháp xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên vùng nước nội địa Trị An-Đồng Nai, hoàn chỉnh Đề án khoa học bảo tồn đa dạng sinh học thuộc khu vực vùng đất ngập nước (rừng phòng hộ Long Thành), để làm nền cho những đánh giá sinh học về sau. Trường hợp có thể xảy ra sự cố môi trường ở khu vực nhạy cảm đã được lập kế hoạch định hướng phát triển khu đô thị Nhơn Trạch, sân bay Long Thành, các khu công nghiệp dọc theo sông Thị Vải, các cảng nước sâu….Đề án này đủ luận cứ khoa học để giải quyết những phát sinh về môi trường về đa dạng sinh học.
Mặt khác, tỉnh đang hoàn tất tài liệu điều tra cơ bản về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sinh vật, xác định loài ngoại lai xâm hại và biện pháp phòng trừ nhằm bảo vệ đa dạng sinh học vùng nước nội địa Trị An-Đồng Nai... Hiện Đồng Nai cũng đã ban hành quyết định triển khai kế hoạch hành động về đa dạng và bảo tồn sinh học từ nay đến 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho các sở ban ngành các huyện,thị xã và thành phố…đều phải chung tay hành động, trong việc thực hiện bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học trên địa bàn.
Tuy vậy, theo các nhà khoa học môi trường, Đồng Nai là tỉnh tiên phong trong việc đề ra chương trình hành động về đa dạng sinh học nhưng chưa "đủ lực", mà cần phải có sự phối kết hợp giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ với các cơ quan nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và Chính phủ là yếu tố quan trọng không chỉ cung cấp lợi thế về tài chính, về khoa học và công nghệ và nhân sự, mà còn tạo thuận cho các hoạt động vận động chính sách sau các dự án nghiên cứu thực hiện đạt kết quả cao./.
Điển hình như vườn quốc gia Nam Cát Tiên có sự đa dạng sinh học vào hàng cao nhất chứa đựng nguồn gen phong phú về số lượng, thành phần các loại động thực vật, đặc biệt là thành phần loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và trên thế giới khá phong phú.
Tỉnh cũng có những khu đất ngập nước khá đặc thù, tiêu biểu từ các quần xã trên cạn cho đến rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông....Nhưng Đồng Nai cũng đang đối mặt với những thách thức của nạn ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…..Vì vậy, tỉnh đã đề ra chương trình hành động để đối phó với những thách thức nhằm bảo vệ được tính đa dạng sinh học dành cho các thế hệ mai sau.
Bảo tồn ở trên cạn và dưới nước
Vườn quốc gia Cát Tiên vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa quốc tế. Vườn nằm trên địa bàn ba tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, bao gồm diện tích vùng trung tâm 71.350ha (có 40.708ha nằm trong địa bàn tỉnh Đồng Nai), vùng đệm có diện tích 251 445ha. Trong đó tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú, về loài như các loại thực vật dã xác định được tổng số 1615 loài trong đó có 35 loài thực vật quý hiếm, 23 loài thực vật đặc hữu, 28 loài thực vật ghi trong danh lục đỏ IUCN..Trong đó có các loại gỗ quý như Cẩm lai, Gỏ đỏ, Gỏ mật, Tung, Thị , Bằng Lăng cườm..
Về động vật, đã thống kê được 1521 loài, trong đó có 48 loài đặc hữu và 95 loài nguy cấp. Theo điều tra mới nhất, trong 95 loài nguy cấp mà các nhà khoa học đã tận mắt chứng kiến được tại vườn quốc gai như nhóm chim có 5 loài: Gà cổ hung, gà lôi lông tía, gà tiền mặt đỏ, Hồng Hoàng; gấu, bò rừng, thú móng guốc... Riêng Khu thiên nhiên bảo tồn Văn hóa Đồng Nai còn gìn giữ được 59821 ha rừng đặc dụng và 4940 rừng sản xuất. Ngoài ra tính đa dạng sinh học khu vực này còn rất phong phú với 1400 loài thực vật, trong đó có 30 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và 84 loài đặt hữu.
Trong việc bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng đất ngập nước, trước hết phải nói là khu vực đất ngập nước Bàu Sấu nằm trong vườn quốc gia Cát Tiên. Qua nghiên cứu của tiến sỹVũ Ngọc Long, Giám đốc trung tâm đa dạng Sinh học và Phát triển, đất ngập nước Bàu Sấu là 1 trong những đầm lầy nguyên thủy nhất tại Việt Nam. Tại đây còn có những bãi muối khoáng hình thành tự nhiên, vốn là nguồn cung cấp muối khoáng vô cùng quan trọng trong việc sinh tồn cho các loài thú hoang dã.
Vườn quốc gia Cát Tiên còn có gần 1000 loài động, thực vật khác nhau với 130 loài cá, 60 loài chim,và loài cá sấu nước ngọt đặc trưng cho hệ sinh thái nước ngọt ngập nước. Đặc biệt thực vật ở vùng đất ngập nước gồm các loài Hydnocarpus anthelminitica cùng với loài Ficus benjamica chiếm ưu thế... Xung quanh bàu là loài tre là ngà chịu được ngập nước trong mùa mưa.
Ở các huyện Tân Phú, Xuân Lộc, nơi đây còn có diện tích rừng phòng hộ trên 20.000 ha rất phong phú về tính đa dạng các loài động và thực vật quý hiếm... Theo số liệu điều tra nghiên cứu chưa đầy đủ, tại khu vực này hiện có khoảng 200 loài cây gỗ thuộc 50 họ thực vật; 175 loài chim; 19 loài thú, 84 loài lưỡng cư bò sát; 56 loài cá; 162 loài bướm; 31 loài nhuyễn thể…Còn ở rừng phòng hộ Long Thành và Nhơn Trạch với diện tích gần 10.000 ha cũng có quần thể thực vật rất phong phú gồm các kiểu sinh thái, như quần thể cây bụi, mắm, đước, dừa nước. Với 97 loài thực vật thuộc 81 chi và đã xác định có 80 loài động vật các loại…
Về bảo tồn đa dạng sinh học tại các thủy vực ở khu vực vùng nước nội địa Trị An- Đồng Nai. Từ năm 1983 đến nay đã có 6 công trình nghiên cứu về nguồn lợi thủy sản của các nhà khoa học như Mai Đình Yên, Bùi Hữu Mạnh...đã phát hiện 199 loài cá, thành phần loài có mức đa dạng cao….
Những thách thức
Hiện nay các mối đe dọa về đa dạng sinh học được hình thành, từ phía tự nhiên như biến đổi khí hậu và nhất là mối đe dọa từ phía cư dân liền kề xung quanh các khu vực đa dạng sinh học, đã tác động vào rừng và các loài động vật hoang dã quý hiếm. Trong phát triển kinh tế xã hội, việc hình thành các khu dân cư, đô thị, công nghiệp... cũng đã tạo nên áp lực rất lớn về việc bảo tồn đa dạng sinh học.
Trong những năm gần đây với chính sách mở cửa kinh tế cộng với những điều kiện kinh tế khác, kèm theo sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế nên nhu cầu về nước cho các hoạt động dân sinh không ngừng tăng lên. Đồng thời, nước thải sinh hoạt, nước thải ở các khu công nghiệp, từ các hoạt động nông nghiệp…đều đổ vào nguồn nước tại nhiều nhánh sông trong hệ thống sông Đồng Nai. Ngoài ra các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại cũng chưa có giải pháp phòng trừ, nên có ảnh hưởng đến tính đa dạng của sông.
Tình trạng khai thác các nguồn lợi khác như dung chất nổ, xung điện, chất độc để đánh bắt cá; nạn khai thác cát và vật liệu xây dựng trên sông Đồng Nai đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thay đổi dòng chảy làm xói lở bờ sông, ảnh hưởng tới sự phân bổ của nguồn lợi thủy sản tại các khu vực này. Nhất là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của hàng chục triệu dân ở vùng hạ lưu đang là một thách thức không nhỏ để bảo tồn đa dạng sinh học trên hệ thống sông Đồng Nai.
Tiếp đến là sông Thị Vải. Đây là khu vực đã có nhiều khu công nghiệp xả nước thải ra sông, gây áp lực lớn về ô nhiễm và ảnh nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của hệ sinh thái thủy vực sông và chi lưu phụ cận của dòng sông này. Hiện nguồn thủy sinh ở sông Đồng Nai đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giảm sút do diện tích rừng ở đầu nguồn và chất lượng rừng bị suy giảm. Các khu vực nằm trong chiến lược phòng hộ như rừng ngập mặn sông Thị Vải (Nhơn Trạch, Long Thành), đang có những biến động sinh thái do biến đổi khí hậu và môi trường bị tàn phá. Hoạt động khai thác mỏ làm thay đổi cấu trúc địa hình, tạo nên những bãi đất đá lớn, phá hủy thảm thực vật
Tiến sỹ Vũ Ngọc Long cũng rất lo ngại về việc ồ ạt xây dựng các hệ thống thủy điện trên dòng sông Đồng Nai hiện nay. Điều này đang là mối đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái của lưu vực sông này.
"Nguồn tài nguyên nước và rừng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai đang đứng trước những thách thức và rủi ro do tác tác động của việc phát triển hệ thống bậc thang thủy điện trên sông"- ông Long nhận xét.
Cần chung tay hành động
Đồng Nai đã xác định coi bảo tồn đa dạng sinh học là điều kiện kiên quyết để phát triển bền vững, vì vậy tỉnh đã xây dựng chương trình hành động "Phát triển bền vững gắn với bảo vệ đa dạng sinh học”. Từ nay đến năm 2015, Đồng Nai đã đề ra mục tiêu và giải pháp để thực hiện bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn, vùng đất ngập nước; sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; tăng cường quản lý nhà nước ở địa phương về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
Theo đó, tỉnh đã thông qua phương án đầu tư gần 1.000 tỷ đồng để trang bị phương tiện cho khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai. Bao gồm các công trình như tái định cư các cư dân thuộc vùng nhạy cảm liền kề khu dự trữ sinh quyển; điều tra nghiên cứu khoa học bổ sung những phát sinh về đa dạng sinh học trong quá trình nâng cấp khu dự trữ sinh quyển; hoàn tất việc điều tra cơ bản, điều tra bổ sung các khu vực mang tính đa dạng sinh học còn ít hoặc thiều thông tin; xây dựng chương trình quan trắc biến đổi đa dạng sinh học ở những vùng trọng điểm; xây dựng quy chế hoạt động cho dự trữ sinh quyển.
Tỉnh cũng đề ra giải pháp xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên vùng nước nội địa Trị An-Đồng Nai, hoàn chỉnh Đề án khoa học bảo tồn đa dạng sinh học thuộc khu vực vùng đất ngập nước (rừng phòng hộ Long Thành), để làm nền cho những đánh giá sinh học về sau. Trường hợp có thể xảy ra sự cố môi trường ở khu vực nhạy cảm đã được lập kế hoạch định hướng phát triển khu đô thị Nhơn Trạch, sân bay Long Thành, các khu công nghiệp dọc theo sông Thị Vải, các cảng nước sâu….Đề án này đủ luận cứ khoa học để giải quyết những phát sinh về môi trường về đa dạng sinh học.
Mặt khác, tỉnh đang hoàn tất tài liệu điều tra cơ bản về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sinh vật, xác định loài ngoại lai xâm hại và biện pháp phòng trừ nhằm bảo vệ đa dạng sinh học vùng nước nội địa Trị An-Đồng Nai... Hiện Đồng Nai cũng đã ban hành quyết định triển khai kế hoạch hành động về đa dạng và bảo tồn sinh học từ nay đến 2015, định hướng đến năm 2020. Trong đó tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho các sở ban ngành các huyện,thị xã và thành phố…đều phải chung tay hành động, trong việc thực hiện bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học trên địa bàn.
Tuy vậy, theo các nhà khoa học môi trường, Đồng Nai là tỉnh tiên phong trong việc đề ra chương trình hành động về đa dạng sinh học nhưng chưa "đủ lực", mà cần phải có sự phối kết hợp giữa các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ với các cơ quan nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc thu hút sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và Chính phủ là yếu tố quan trọng không chỉ cung cấp lợi thế về tài chính, về khoa học và công nghệ và nhân sự, mà còn tạo thuận cho các hoạt động vận động chính sách sau các dự án nghiên cứu thực hiện đạt kết quả cao./.
Lê Hiền (TTXVN)