Trả lời phỏng vấn hãng tin Nga ITAR-TASS ngày 26/11, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển và Tái thiết châu Âu (EBRD) Thomas Mirov cho biết ông hết sức ấn tượng với đường lối điều hành chống khủng hoảng kinh tế tại Nga trong "bão" tài chính thế giới vừa qua.
Theo Chủ tịch Mirov, EBRD ghi nhận rằng việc điều hành nền kinh tế tại Nga trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đã giúp ngăn chặn được những tác động tiêu cực đối với khu vực kinh tế.
Ông Mirov cho rằng các nước trong chiến dịch của EBRD phần lớn đã tăng trưởng trở lại và các nước đang phát triển đã tránh được những hậu quả thường thấy trong khủng hoảng tài chính như phá sản và ngân hàng vỡ nợ. Ngoài ra một điều thấy rõ là khu vực tư nhân và giới chức các chính phủ đã hiểu rõ cần phải đề ra kế hoạch mới để phát triển, hiện đại hoá và đa dạng hóa nền kinh tế.
Cũng theo Chủ tịch Mirov, các nước như Nga, Kazakhstan và Ukraine dựa trên xuất khẩu nguyên liệu đã hồi phục rất nhanh, trong khi các nước như Romania, Bulgaria và Croatia, các nước Đông Nam Âu tiếp tục gặp khó khăn.
Tuy nhiên ông Mirov cũng cho rằng nước Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như phải cải thiện điều kiện hoạt động doanh nghiệp, chống tham nhũng và hiện đại hoá toàn diện nền kinh tế.
Chủ tịch EBRD đánh giá Nga có thể trở thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và đạt mức tăng trưởng 4% trong năm 2011./.
Theo Chủ tịch Mirov, EBRD ghi nhận rằng việc điều hành nền kinh tế tại Nga trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đã giúp ngăn chặn được những tác động tiêu cực đối với khu vực kinh tế.
Ông Mirov cho rằng các nước trong chiến dịch của EBRD phần lớn đã tăng trưởng trở lại và các nước đang phát triển đã tránh được những hậu quả thường thấy trong khủng hoảng tài chính như phá sản và ngân hàng vỡ nợ. Ngoài ra một điều thấy rõ là khu vực tư nhân và giới chức các chính phủ đã hiểu rõ cần phải đề ra kế hoạch mới để phát triển, hiện đại hoá và đa dạng hóa nền kinh tế.
Cũng theo Chủ tịch Mirov, các nước như Nga, Kazakhstan và Ukraine dựa trên xuất khẩu nguyên liệu đã hồi phục rất nhanh, trong khi các nước như Romania, Bulgaria và Croatia, các nước Đông Nam Âu tiếp tục gặp khó khăn.
Tuy nhiên ông Mirov cũng cho rằng nước Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như phải cải thiện điều kiện hoạt động doanh nghiệp, chống tham nhũng và hiện đại hoá toàn diện nền kinh tế.
Chủ tịch EBRD đánh giá Nga có thể trở thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực và đạt mức tăng trưởng 4% trong năm 2011./.
(TTXVN/Vietnam+)