Thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Joerg Asmussen vừa cho biết Hy Lạp sẽ còn cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ tài chính quốc tế cho tới năm 2014, ngoài các chương trình đã được thỏa thuận trước đó các các chủ nợ quốc tế.
Theo ông Asmussen, Athens có thể sẽ không đủ khả năng mua lại nợ của họ trên các thị trường tài chính trong các năm 2015 và 2016, và vì thế sẽ phải cần thêm các gói cứu trợ mới. Nhiều đối tác của Hy lạp trong khối 17 quốc gia thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) đã phản đối việc cung cấp thêm tiền và kéo dài việc cứu trợ cho Hy Lạp.
Các nhà cho vay quốc tế đã cam kết cho Hy Lạp vay 240 tỷ euro (306 tỷ USD) cho đến năm 2014.
Tuy nhiên, mức độ suy thoái nặng hơn dự kiến cùng việc Hy Lạp chậm trễ thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng và cải cách đã khiến nước này thiếu hụt thêm khoảng 30 tỷ euro.
Các Bộ trưởng Tài chính của các đối tác của Hy Lạp trong khối Eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ nhóm họp vào ngày 20/11 để quyết định về việc xứ lý tài trợ cho Hy Lạp trong các năm 2013 và 2014.
Ban đầu, các chủ nợ quốc tế cho rằng núi nợ của Hy Lạp có thể giảm xuống mức độ ổn định hơn vào khoảng 120% GDP vào năm 2020, song hiện nợ của Hy Lạp dự kiến sẽ tăng lên tới 190% GDP vào năm 2013 tới, khiến các nhà cho vay phải đề xuất hỗ trợ cho nước này thêm hai năm nữa nhằm giúp Hy Lạp có thể đạt được mục tiêu nói trên.
Hy Lạp đang chuẩn bị bước vào năm thứ sáu liên tiếp chìm trong suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện đã ở mức khoảng 25%, trong đó riêng trong giới trẻ là 50%. Tuy nhiên, IMF và nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc mở rộng và cung cấp các khoản cho vay mới vẫn là chưa đủ đối với Hy Lạp và các chủ nợ của Hy Lạp ở Khu vực Eurozone có thể sẽ phải xóa sổ một số khoản nợ cho nước này.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức Jens Weidmann, người có chân trong ủy ban lãnh đạo của ECB, cuối tuần qua cũng nói rằng Hy Lạp sẽ cần được xóa thêm nợ vào cuối chặng đường nước này thực hiện cuộc cải cách kéo dài nhằm đưa núi nợ trở lại mức ổn định.
Hồi đầu năm nay, Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân để được xóa khoảng 100 tỷ euro khỏi khoản nợ quốc gia. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà lãnh đạo chính trị châu Âu, việc xóa đi một vài khoản nợ công cho Hy Lạp là một lựa chọn không chấp nhận được bởi nó đồng nghĩa với việc rằng họ phải nói với các cử tri rằng tiền của người đóng thuế sẽ bị mất.
Theo Bộ trưởng Tài chính Đức Schaeuble, đó là điều "không thể." Thay vào đó, ông hối thúc Hy Lạp làm việc chăm chỉ, cắt giảm chi tiêu ngân sách và cải cách cơ cấu. Ông Schaeuble cho rằng, nói với Hy Lạp là các chủ nợ rốt cuộc rồi cũng sẽ xóa nợ cho nước này sẽ làm giảm đi động cơ cải cách của Hy Lạp và do đó có thể khiến cuộc chiến chống nợ công của nước này thất bại.
Trong một thông tin có liên quan, trong báo cáo thường niên công bố ngày 19/11 của Liên đoàn Thương mại quốc gia Hy Lạp (ESEE), 93.500 người đã bị mất việc làm trong lĩnh vực thương mại của nước này trong năm 2011, tương ứng với mức giảm hơn 12%, khiến tổng lao động làm việc trong ngành giảm xuống chỉ còn 673.400 người - mức thấp nhất kể từ năm 1999. Theo ESEE, tình hình sẽ không sáng sủa hơn trong năm 2013.
Cũng theo báo cáo trên, 7 trong số 10 doanh nghiệp Hy Lạp dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ trượt giảm sâu hơn trong năm 2013, trong khi 6/10 doanh nghiệp phải vật lộn để có tiền chi trả./.
Theo ông Asmussen, Athens có thể sẽ không đủ khả năng mua lại nợ của họ trên các thị trường tài chính trong các năm 2015 và 2016, và vì thế sẽ phải cần thêm các gói cứu trợ mới. Nhiều đối tác của Hy lạp trong khối 17 quốc gia thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) đã phản đối việc cung cấp thêm tiền và kéo dài việc cứu trợ cho Hy Lạp.
Các nhà cho vay quốc tế đã cam kết cho Hy Lạp vay 240 tỷ euro (306 tỷ USD) cho đến năm 2014.
Tuy nhiên, mức độ suy thoái nặng hơn dự kiến cùng việc Hy Lạp chậm trễ thực thi các biện pháp thắt lưng buộc bụng và cải cách đã khiến nước này thiếu hụt thêm khoảng 30 tỷ euro.
Các Bộ trưởng Tài chính của các đối tác của Hy Lạp trong khối Eurozone, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ nhóm họp vào ngày 20/11 để quyết định về việc xứ lý tài trợ cho Hy Lạp trong các năm 2013 và 2014.
Ban đầu, các chủ nợ quốc tế cho rằng núi nợ của Hy Lạp có thể giảm xuống mức độ ổn định hơn vào khoảng 120% GDP vào năm 2020, song hiện nợ của Hy Lạp dự kiến sẽ tăng lên tới 190% GDP vào năm 2013 tới, khiến các nhà cho vay phải đề xuất hỗ trợ cho nước này thêm hai năm nữa nhằm giúp Hy Lạp có thể đạt được mục tiêu nói trên.
Hy Lạp đang chuẩn bị bước vào năm thứ sáu liên tiếp chìm trong suy thoái. Tỷ lệ thất nghiệp của nước này hiện đã ở mức khoảng 25%, trong đó riêng trong giới trẻ là 50%. Tuy nhiên, IMF và nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng việc mở rộng và cung cấp các khoản cho vay mới vẫn là chưa đủ đối với Hy Lạp và các chủ nợ của Hy Lạp ở Khu vực Eurozone có thể sẽ phải xóa sổ một số khoản nợ cho nước này.
Chủ tịch Ngân hàng trung ương Đức Jens Weidmann, người có chân trong ủy ban lãnh đạo của ECB, cuối tuần qua cũng nói rằng Hy Lạp sẽ cần được xóa thêm nợ vào cuối chặng đường nước này thực hiện cuộc cải cách kéo dài nhằm đưa núi nợ trở lại mức ổn định.
Hồi đầu năm nay, Hy Lạp đã đạt được một thỏa thuận với các chủ nợ tư nhân để được xóa khoảng 100 tỷ euro khỏi khoản nợ quốc gia. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà lãnh đạo chính trị châu Âu, việc xóa đi một vài khoản nợ công cho Hy Lạp là một lựa chọn không chấp nhận được bởi nó đồng nghĩa với việc rằng họ phải nói với các cử tri rằng tiền của người đóng thuế sẽ bị mất.
Theo Bộ trưởng Tài chính Đức Schaeuble, đó là điều "không thể." Thay vào đó, ông hối thúc Hy Lạp làm việc chăm chỉ, cắt giảm chi tiêu ngân sách và cải cách cơ cấu. Ông Schaeuble cho rằng, nói với Hy Lạp là các chủ nợ rốt cuộc rồi cũng sẽ xóa nợ cho nước này sẽ làm giảm đi động cơ cải cách của Hy Lạp và do đó có thể khiến cuộc chiến chống nợ công của nước này thất bại.
Trong một thông tin có liên quan, trong báo cáo thường niên công bố ngày 19/11 của Liên đoàn Thương mại quốc gia Hy Lạp (ESEE), 93.500 người đã bị mất việc làm trong lĩnh vực thương mại của nước này trong năm 2011, tương ứng với mức giảm hơn 12%, khiến tổng lao động làm việc trong ngành giảm xuống chỉ còn 673.400 người - mức thấp nhất kể từ năm 1999. Theo ESEE, tình hình sẽ không sáng sủa hơn trong năm 2013.
Cũng theo báo cáo trên, 7 trong số 10 doanh nghiệp Hy Lạp dự kiến doanh thu và lợi nhuận sẽ trượt giảm sâu hơn trong năm 2013, trong khi 6/10 doanh nghiệp phải vật lộn để có tiền chi trả./.
Thùy Chi (TTXVN)