Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa cho biết sẽ rút giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu, một trong các biện pháp đã được đưa ra để đối phó với khủng hoảng thông qua hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng đang kẹt tiền mặt trong cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tháng 11/2011, ECB đã tiến hành chương trình mua trái phiếu, trong đó ngân hàng sẵn sàng chi tổng cộng 40 tỷ euro (52 tỷ USD) để mua trái phiếu chính phủ. Chương trình kéo dài một năm này là một trong những vũ khí mà ECB sử dụng để đối phó với khủng hoảng. Mục tiêu là làm giảm bớt các điều kiện cung cấp vốn vay cho các ngân hàng gặp khó khăn, vào thời điểm khủng hoảng nợ đẩy chi phí đi vay lên các mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của chương trình tái cấp vốn dài hạn (LTRO) của ECB hồi tháng 12/2011, theo đó ECB bơm 1.000 tỷ euro thông qua các khoản cho vay kỳ hạn ba năm, đã khiến cho nhu cầu của các ngân hàng trong việc bán trái phiếu giảm đi.
Trong một tuyên bố, ECB cho hay đến nay mới chi 16,418 tỷ euro mua trái phiếu chính phủ trong khuôn khổ chương trình mua trái phiếu kể trên. Các ngân hàng trung ương châu Âu của Eurozone dự định sẽ giữ những trái phiếu này cho đến khi chúng đáo hạn.
Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) tuần trước cho hay tỷ lệ thất nghiệp của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã chạm mức cao kỷ lục 11,6% trong tháng 9/2012, so với 11,5% trong tháng 8/2012, với số người không có việc làm tăng từ 18,34 triệu người lên 18,49 triệu người. Trong số các nước Eurozone, Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (25,8%), còn Áo có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (4,4%).
Nhìn chung, Eurozone có thị trường việc làm yếu kém hơn nhiều so với các đối thủ kinh tế chủ chốt trên thế giới.
Theo các số liệu vừa được công bố, trong tháng 9/2012, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ở mức 4,2% và của Mỹ là 7,8%./.
Tháng 11/2011, ECB đã tiến hành chương trình mua trái phiếu, trong đó ngân hàng sẵn sàng chi tổng cộng 40 tỷ euro (52 tỷ USD) để mua trái phiếu chính phủ. Chương trình kéo dài một năm này là một trong những vũ khí mà ECB sử dụng để đối phó với khủng hoảng. Mục tiêu là làm giảm bớt các điều kiện cung cấp vốn vay cho các ngân hàng gặp khó khăn, vào thời điểm khủng hoảng nợ đẩy chi phí đi vay lên các mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của chương trình tái cấp vốn dài hạn (LTRO) của ECB hồi tháng 12/2011, theo đó ECB bơm 1.000 tỷ euro thông qua các khoản cho vay kỳ hạn ba năm, đã khiến cho nhu cầu của các ngân hàng trong việc bán trái phiếu giảm đi.
Trong một tuyên bố, ECB cho hay đến nay mới chi 16,418 tỷ euro mua trái phiếu chính phủ trong khuôn khổ chương trình mua trái phiếu kể trên. Các ngân hàng trung ương châu Âu của Eurozone dự định sẽ giữ những trái phiếu này cho đến khi chúng đáo hạn.
Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) tuần trước cho hay tỷ lệ thất nghiệp của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã chạm mức cao kỷ lục 11,6% trong tháng 9/2012, so với 11,5% trong tháng 8/2012, với số người không có việc làm tăng từ 18,34 triệu người lên 18,49 triệu người. Trong số các nước Eurozone, Tây Ban Nha có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (25,8%), còn Áo có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất (4,4%).
Nhìn chung, Eurozone có thị trường việc làm yếu kém hơn nhiều so với các đối thủ kinh tế chủ chốt trên thế giới.
Theo các số liệu vừa được công bố, trong tháng 9/2012, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản ở mức 4,2% và của Mỹ là 7,8%./.
Như Mai (TTXVN)