Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, tại diễn đàn Hội nghị khu vực do Liên hợp quốc tổ chức đang diễn ra ở cố đô Kyoto của Nhật Bản, Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) ngày 7/12 đã kêu gọi các nước châu Á tăng cường hợp tác để đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) đúng hạn vào năm 2015.
Phó Chủ tịch ECOSOC, ông Abulkalam Abdul Momen, nhấn mạnh là một khu vực đa dạng về văn hóa và trình độ phát triển, châu Á-Thái Bình Dương cần biến sự đa dạng này thành tài sản cũng như nguồn lực cho phát triển.
Các nước trong khu vực có thể hợp tác để tạo ra một mạng lưới hiệu quả nhằm tăng cường và chia sẻ các nguồn lực tri thức, và kỹ năng phát triển. Mạng lưới khu vực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nước đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau có thể học hỏi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tốt nhất và các bài học rút ra từ quá trình phát triển của mỗi nước, đồng thời biến tri thức và công nghệ thành nguồn lực nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Phó Chủ tịch ECOSOC khẳng định tiến trình thực hiện MDG chỉ có thể thành công trên toàn châu Á- Thái Bình Dương khi các đường lối thực hiện mục tiêu giải quyết được các nhu cầu đặc thù của mỗi nước. Trong khi nhiều nước Đông Á đã là các con hổ kinh tế, thu hút số vốn đầu tư khổng lồ và phát triển thịnh vượng, các quốc đảo trên Thái Bình Dương hiện vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn lớn do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.
Cùng ngày, tại Diễn đàn các nhà lãnh đạo truyền thông khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở Durban, Nam Phi, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP), bà Noeleen Heyzer, đã kêu gọi giới truyền thông khu vực tăng cường chiến dịch tuyên truyền về biến đổi khí hậu nhằm hối thúc các chính phủ, giới kinh doanh, khu vực tư nhân và công cộng trong khu vực thực thi các lựa chọn cần thiết giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng không bền vững hiện nay sang mô hình phát triển thân thiện với môi trường và phổ quát về xã hội.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Heyzer nhấn mạnh trong khi tạo ra những thách thức lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu cũng mở ra những cơ hội mới. Tăng cường chiến dịch truyền thông về biến đổi khí hậu có tác động lớn thúc đẩy các nỗ lực khai thác những cơ hội này để đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội bền vững và thân thiện với môi trường. Truyền thông có vai trò rất quan trọng thúc đẩy thái độ và hành động chuyển nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hiện nay sang tăng trưởng xanh./.
Phó Chủ tịch ECOSOC, ông Abulkalam Abdul Momen, nhấn mạnh là một khu vực đa dạng về văn hóa và trình độ phát triển, châu Á-Thái Bình Dương cần biến sự đa dạng này thành tài sản cũng như nguồn lực cho phát triển.
Các nước trong khu vực có thể hợp tác để tạo ra một mạng lưới hiệu quả nhằm tăng cường và chia sẻ các nguồn lực tri thức, và kỹ năng phát triển. Mạng lưới khu vực này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nước đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau có thể học hỏi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tốt nhất và các bài học rút ra từ quá trình phát triển của mỗi nước, đồng thời biến tri thức và công nghệ thành nguồn lực nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Phó Chủ tịch ECOSOC khẳng định tiến trình thực hiện MDG chỉ có thể thành công trên toàn châu Á- Thái Bình Dương khi các đường lối thực hiện mục tiêu giải quyết được các nhu cầu đặc thù của mỗi nước. Trong khi nhiều nước Đông Á đã là các con hổ kinh tế, thu hút số vốn đầu tư khổng lồ và phát triển thịnh vượng, các quốc đảo trên Thái Bình Dương hiện vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn lớn do tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.
Cùng ngày, tại Diễn đàn các nhà lãnh đạo truyền thông khu vực châu Á-Thái Bình Dương ở Durban, Nam Phi, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP), bà Noeleen Heyzer, đã kêu gọi giới truyền thông khu vực tăng cường chiến dịch tuyên truyền về biến đổi khí hậu nhằm hối thúc các chính phủ, giới kinh doanh, khu vực tư nhân và công cộng trong khu vực thực thi các lựa chọn cần thiết giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng không bền vững hiện nay sang mô hình phát triển thân thiện với môi trường và phổ quát về xã hội.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Heyzer nhấn mạnh trong khi tạo ra những thách thức lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu cũng mở ra những cơ hội mới. Tăng cường chiến dịch truyền thông về biến đổi khí hậu có tác động lớn thúc đẩy các nỗ lực khai thác những cơ hội này để đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội bền vững và thân thiện với môi trường. Truyền thông có vai trò rất quan trọng thúc đẩy thái độ và hành động chuyển nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương hiện nay sang tăng trưởng xanh./.
(TTXVN/Vietnam+)