Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/6 đã thông qua gói biện pháp nhằm tăng cường cuộc chiến chống buôn bán thuốc lá trái phép ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là buôn lậu thuốc lá điếu.
Gói biện pháp này bao gồm việc áp đặt những hình phạt nặng hơn đối với việc buôn lậu thuốc lá, đánh thuế mạnh hơn, tăng cường lực lượng hải quan, cảnh sát và biên phòng, cũng như các biện pháp nhằm giảm bớt những hoạt động khuyến khích buôn lậu thuốc lá và cải thiện an ninh của các hệ thống cung cấp thuốc lá.
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách về thuế của EU Algirdas Semeta, với các biện pháp "mạnh tay" này, EC có thể bảo vệ tốt hơn ngân quỹ nhà nước, sức khỏe của công dân và các hoạt động kinh doanh, buôn bán hợp pháp.
Thiệt hại do nạn buôn lậu thuốc lá gây ra đối với Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên mỗi năm đã lên tới 10 tỷ euro (13 tỷ USD).
Nạn buôn lậu thuốc lá còn liên quan tới các nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động xuyên biên giới, ảnh hưởng tới các sáng kiến về chính sách sức khỏe của EU cũng như mỗi nước thành viên.
Hồi năm 2011, EC đã đưa ra một kế hoạch hành động nhằm đối phó với nạn buôn lậu thuốc lá ở khu vực biên giới phía Đông, tuy nhiên, trong hai năm qua, EU đã phải đối mặt với sự tràn lan của các nhãn mác thuốc lá cũng như sự gia tăng về sản xuất và phân phối thuốc lá trái phép./.
Gói biện pháp này bao gồm việc áp đặt những hình phạt nặng hơn đối với việc buôn lậu thuốc lá, đánh thuế mạnh hơn, tăng cường lực lượng hải quan, cảnh sát và biên phòng, cũng như các biện pháp nhằm giảm bớt những hoạt động khuyến khích buôn lậu thuốc lá và cải thiện an ninh của các hệ thống cung cấp thuốc lá.
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách về thuế của EU Algirdas Semeta, với các biện pháp "mạnh tay" này, EC có thể bảo vệ tốt hơn ngân quỹ nhà nước, sức khỏe của công dân và các hoạt động kinh doanh, buôn bán hợp pháp.
Thiệt hại do nạn buôn lậu thuốc lá gây ra đối với Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên mỗi năm đã lên tới 10 tỷ euro (13 tỷ USD).
Nạn buôn lậu thuốc lá còn liên quan tới các nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động xuyên biên giới, ảnh hưởng tới các sáng kiến về chính sách sức khỏe của EU cũng như mỗi nước thành viên.
Hồi năm 2011, EC đã đưa ra một kế hoạch hành động nhằm đối phó với nạn buôn lậu thuốc lá ở khu vực biên giới phía Đông, tuy nhiên, trong hai năm qua, EU đã phải đối mặt với sự tràn lan của các nhãn mác thuốc lá cũng như sự gia tăng về sản xuất và phân phối thuốc lá trái phép./.
(TTXVN)