Kinh tế khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) lại phải đối mặt với những thách thức mới và có nguy cơ bị đẩy tới "miệng vực."
Eurozone lâm vào tình trạng nguy khốn sau khi Ireland tiết lộ nước này đang đàm phán với các đối tác trong khối về tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ, Bồ Đào Nha thừa nhận những rủi ro tài chính cao, trong khi nợ công của Hy Lạp sau khi được giải cứu tài chính thậm chí đang trở nên tồi tệ hơn.
Người đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính Eurozone, Jean-Claude Juncker cho biết, Eurzone sẵn sàng hành động "sớm nhất có thể" nếu Ireland tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính.
Tuy nhiên, ông Juncker nhấn mạnh rằng hiện Ireland chưa đưa ra bất kỳ đề nghị chính thức nào đối với Eurozone. Về phần mình, Ireland vẫn khẳng định quốc gia này sẽ không theo chân Hy Lạp tìm kiếm các khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp, mặc dù Dublin đã liên hệ với một số "đối tác quốc tế."
Sở dĩ, Dublin gặp nhiều khó khăn tài chính là do phải chi những khoản tiền khổng lồ cứu vãn hệ thống ngân hàng trong nước sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dự kiến, thâm hụt ngân sách của Dublin có thể vượt ngưỡng 30% GDP trong năm nay, cao hơn nhiều so với ngưỡng giới hạn 3% GDP của Liên minh châu Âu (EU) và thậm chí cao hơn nhiều so với Hy Lạp.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá các vấn đề của Dublin đã phơi bày khả năng ổn định tài chính của Eurozone, đồng thời bác bỏ các tin đồn liên quan tới bất kỳ cuộc giải cứu nào.
Lãi suất trái phiếu chính phủ Dublin và Bồ Đào Nha đã có lúc tăng mạnh trong ngày 15/11, song đã giảm đáng kể ngay sau bình luận của một số Bộ trưởng Tài chính EU chủ chốt, rằng thị trường trái phiếu hỗn loạn xung quanh một cuộc giải cứu trong tương lai của châu Âu là thông tin không chính xác.
Trên thực tế, hiện 24/27 nước thành viên EU đang có mức thâm hụt ngân sách vượt ngưỡng giới hạn 3% GDP. Với trường hợp của Hy Lạp, Cơ quan thuế vụ EU mới đây đã điều chỉnh thâm hụt ngân sách của Hy Lạp lên mức 15,4% GDP năm 2009, cao hơn nhiều so với thông báo 13,6% GDP đưa ra hồi tháng 4/2010./.
Eurozone lâm vào tình trạng nguy khốn sau khi Ireland tiết lộ nước này đang đàm phán với các đối tác trong khối về tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ, Bồ Đào Nha thừa nhận những rủi ro tài chính cao, trong khi nợ công của Hy Lạp sau khi được giải cứu tài chính thậm chí đang trở nên tồi tệ hơn.
Người đứng đầu nhóm các Bộ trưởng Tài chính Eurozone, Jean-Claude Juncker cho biết, Eurzone sẵn sàng hành động "sớm nhất có thể" nếu Ireland tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính.
Tuy nhiên, ông Juncker nhấn mạnh rằng hiện Ireland chưa đưa ra bất kỳ đề nghị chính thức nào đối với Eurozone. Về phần mình, Ireland vẫn khẳng định quốc gia này sẽ không theo chân Hy Lạp tìm kiếm các khoản hỗ trợ tài chính khẩn cấp, mặc dù Dublin đã liên hệ với một số "đối tác quốc tế."
Sở dĩ, Dublin gặp nhiều khó khăn tài chính là do phải chi những khoản tiền khổng lồ cứu vãn hệ thống ngân hàng trong nước sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dự kiến, thâm hụt ngân sách của Dublin có thể vượt ngưỡng 30% GDP trong năm nay, cao hơn nhiều so với ngưỡng giới hạn 3% GDP của Liên minh châu Âu (EU) và thậm chí cao hơn nhiều so với Hy Lạp.
Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) đánh giá các vấn đề của Dublin đã phơi bày khả năng ổn định tài chính của Eurozone, đồng thời bác bỏ các tin đồn liên quan tới bất kỳ cuộc giải cứu nào.
Lãi suất trái phiếu chính phủ Dublin và Bồ Đào Nha đã có lúc tăng mạnh trong ngày 15/11, song đã giảm đáng kể ngay sau bình luận của một số Bộ trưởng Tài chính EU chủ chốt, rằng thị trường trái phiếu hỗn loạn xung quanh một cuộc giải cứu trong tương lai của châu Âu là thông tin không chính xác.
Trên thực tế, hiện 24/27 nước thành viên EU đang có mức thâm hụt ngân sách vượt ngưỡng giới hạn 3% GDP. Với trường hợp của Hy Lạp, Cơ quan thuế vụ EU mới đây đã điều chỉnh thâm hụt ngân sách của Hy Lạp lên mức 15,4% GDP năm 2009, cao hơn nhiều so với thông báo 13,6% GDP đưa ra hồi tháng 4/2010./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)