Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp nói trên, Chủ tịch Nhóm các bộtrưởng tài chính Eurozone, Jean-Claude Juncker, nêu rõ: "Chúng tôi đã yêu cầuAthens gửi cho chúng tôi một văn bản có chữ ký của cả hai đảng tham gia chínhphủ liên minh mới của Hy Lạp, trong đó tái khẳng định cam kết thực thi các cảicách, theo các điều khoản của hai kế hoạch giải cứu mà cộng đồng quốc tế đã dànhcho Hy Lạp." Ông Juncker cũng hoan nghênh ý định thành lập một chính phủ liênminh dân tộc mới của Hy Lạp.
Cũng tại cuộc họp báo, Uỷ viên phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ củaLiên minh châu Âu (EU) Olli Rehn nhấn mạnh: "Chúng tôi đã kêu gọi chính phủ mớicủa Hy Lạp đưa ra các cam kết rõ ràng liên quan đến gói giải cứu EU/IMF.
Chúngtôi sẽ làm việc với tân chính phủ mới của Hy Lạp chỉ với điều kiện họ đưa ra cáccam kết rõ ràng bằng văn bản." Quan chức này cũng làm dấy lên hy vọng khi nóirằng Hy Lạp có thể nhận được khoản giải ngân thứ 6 từ gói cứu trị thứ nhất trịgiá 110 tỷ euro ngay trong tháng 11/2011.
Trong một tuyên bố phát đi từ Brussels, Bộ trưởng Tài chính Hy LạpEvangelos Venizelos xác nhận nước này sẽ nhận được khoản giải ngân tiếp theongay sau khi chính phủ liên minh mới đưa ra các cam kết bằng văn bản.
ÔngVenizelos cho hay thỏa thuận thành lập chính phủ mới ở Hy Lạp chứng tỏ nước nàycam kết thực hiện các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" theo yêu cầu của các nhàcho vay vốn nước ngoài. Ông nói: "Chúng tôi có chính phủ liên minh dân tộc mớicó trách nhiệm. Đây là bằng chứng cho các cam kết, cũng như khả năng thực hiệnchương trình cải cách của đất nước chúng tôi."
Theo Bộ Tài chính Hy Lạp, các chính đảng lớn của nước này ngày 7/11 đãnhất trí cuộc bầu cử trước thời hạn sẽ được tổ chức vào ngày 19/2/2012.
ÔngVenizelos đã gặp các đại diện của Đảng Dân chủ Mới đối lập để thảo luận về khungthời gian thành lập một chính phủ liên minh mới nhằm giúp Aten thông qua mộtthỏa thuận cứu trợ cần thiết để trách nguy cơ vỡ nợ.
Một nguồn tin Bộ Tài chínhcho biết, thời hạn chót ngày 19/2 sẽ giúp chính phủ mới của Hy Lạp có đủ thờigian đề hoàn tất việc trao đổi trái phiếu nhằm giảm nợ công, một phần trong thỏathuận cứu trợ được các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí hôm 26/10 vừa qua.
Tháng 5/2010, do lo ngại cuộc khủng hoảng nợ công bắt nguồn từ Hy Lạp cónguy lan rộng, giới lãnh đạo EU cùng với IMF đã chung tay đưa ra gói giải cứuthứ nhất trị giá 110 tỷ euro cho Athens. Tuy nhiên, hơn 1 năm sau cuộc khủng hoảngnợ quốc gia của châu Âu không những không dịu đi, mà còn ngày càng trầm trọnghơn, giới lãnh đạo châu Âu quyết định tung ra gói giải cứu tài chính thứ hai trịgiá 230 tỷ euro tại Hội nghị thượng đỉnh EU, diễn ra trong hai ngày26-27/10/2011.
Trong một diễn biến khác, do lo ngại Italy có thể là nạn nhân tiếp theocủa cuộc khủng hoảng nợ công trong Eurozone, Uỷ ban châu Âu (EC) ngày 7/11 đãhối thúc Rome cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách, giữa lúc EU đang nỗ lực giatăng nhanh quỹ giải cứu để bảo vệ các quốc gia thành viên đang ngập trong nợ nânchồng chất.
EC cho hay sẽ cử một đoàn chuyên gia tới Italy trong tuần này đểđánh giá xem liệu chính phủ của Thủ Silvio Berlusconi có tuân thủ các biện phápđã cam kết nhằm giảm gánh nặng nợ hiện nay hay không. Trong khi các bộ trưởngtài chính Eurozone chuẩn bị nhóm họp tại Brussels, chi phí đi vay đối với Italy,nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu, đã vọt lên mức cao nhất kể từ khi đồng euro rađời năm 1999./.