Giá LNG ở châu Á tăng vọt do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc và châu Âu

Các nguồn tin trong ngành năng lượng cho biết, giá LNG giao tháng 11/2021 cho thị trường Đông Bắc Á hiện vào khoảng 37 USD/mmBtu (1 mmBtu =28,26 m3), tăng gần 16% so với tuần trước đó.
Giá LNG ở châu Á tăng vọt do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc và châu Âu ảnh 1Cơ sở lọc dầu Esso ở Fawley, gần Southampton, Anh ngày 4/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á tăng vọt trong tuần này, do nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang đối mặt với cuộc khủng hoảng điện năng tồi tệ nhất trong nhiều năm qua và lượng LNG tồn kho thấp ở châu Âu đã thúc đẩy tính cạnh tranh của loại nhiên liệu này.

Các nguồn tin trong ngành năng lượng cho biết, giá LNG giao tháng 11/2021 cho thị trường Đông Bắc Á hiện vào khoảng 37 USD/mmBtu (1 mmBtu =28,26 m3), tăng gần 16% so với tuần trước đó.

Giá LNG giao hàng tháng 12/2021 được ước tính vào khoảng 38 USD/mmBtu.

Bên cạnh đó, việc nhà máy LNG Amur của tập đoàn khí đốt Gazprom (Nga), vốn tập trung phục vụ khách hàng Trung Quốc, phải tạm dừng hoạt động do sự cố hỏa hoạn vào sáng sớm ngày 8/10 cũng đẩy giá LNG tăng cao hơn.

[Mỹ lo ngại nguồn cung năng lượng không đáp ứng đủ cầu]

Những tác động lớn hơn chưa được đánh giá ngay lập tức, nhưng nhà máy này đóng góp một phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga sang Trung Quốc, nơi đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện dẫn đến việc phân bổ điện năng trên toàn quốc.

Bangladesh đã mua LNG từ tập đoàn năng lượng Vitol của Hà Lan để giao vào giữa tháng 10 này với giá 35,89 USD/mmBtu và một lô hàng khác từ tập đoàn Gunvor của Thụy Sỹ để giao vào cuối tháng 10 với giá 36,95 USD/mmBtu.

Đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay mà quốc gia này trả để mua LNG giao ngay.

Giá cước vận chuyển LNG trong tuần này cũng leo thang và ở mức cao nhất trong nhiều tháng do nhu cầu LNG tăng mạnh. Các vấn đề gián đoạn trong sản xuất tại Sakhalin và Indonesia cũng đang hỗ trợ đà tăng giá LNG./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục