Trước hiện tượng đốt vàng mã rất lãng phí, gây ô nhiễm môi trường và thiếu thẩm mỹ đang diễn ra tràn lan ở nhiều chùa, đền đặc biệt là dịp lễ hội đầu xuân, các nhà quản lý đã đưa ra ý kiến cần phải có biện pháp "mạnh."
Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, tại nhiều chùa tiền giấy, vàng mã đốt nghi ngút, bập bùng suốt ngày. Có lúc đông quá như ngày Rằm tháng Giêng, tín chủ đốt không xuể, người phục vụ trong nhà chùa kêu gọi xếp thành đống, nhà chùa sẽ đốt hộ. Ai nhìn đống vàng mã đó cũng thấy sự lãng phí.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Dương - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, việc đốt vàng mã xuất phát từ việc người dân có niềm tin, tin rằng đốt vàng mã để giúp và báo đáp người đã khuất trong gia đình, cũng như cúng tiến Trời, Phật, Thánh. “Niềm tin được tạo từ tập quán, từ thói quen," tuy nhiên theo ông Dương nhiều người đã sai lầm khi quan niệm rằng cứ đốt nhiều vàng mã nghĩa là tâm thành, là có hiếu hay là đốt nhiều thì được phù hộ mức tương đương... Cần nhớ chính người nhà Phật dạy: “Tâm hương mới là nén hương quý nhất!”
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương đưa ra ý kiến: "Tôi nghĩ quản lý nhằm chống đốt nhiều vàng mã thì nên đánh vào thuế. Đây là một cách để kìm hãm bớt việc đốt vàng mã vốn không thể kiểm soát được.”
Theo đó, ông Dương đề nghị nên đánh thuế từ nơi sản xuất. Có sự phân loại, cấp phép hay nghiêm cấm sản xuất cho từng loại hàng, đồ mã. Việc đánh thuế tiếp theo là ở nơi kinh doanh các vàng, mã được bán phải có nhãn mác, xuất xứ của nơi sản xuất và có địa chỉ của cơ sở, làng nghề sản xuất đã được cấp phép hợp pháp.
Kế đó là đánh thuế, kiểm tra khi những đồ vàng, mã khi được vận chuyển. Cũng giống như mọi thứ hàng lậu thuế, trốn thuế hoặc kinh doanh trái phép, đồ vàng mã có dấu hiệu vi phạm cần được kiểm tra và xử lý thật nghiêm.
Cùng quan điểm về hạn chế tiến đến xóa bỏ việc đốt vàng mã, Hòa thượng Thích Thanh Hải, trụ trì chùa Vạn Xuân, Thuận Thành, Bắc Ninh cho rằng: "Biện pháp tuyên truyền là một biện pháp sẽ mang lại hiệu quả nếu các cơ quan quản lý có sự kiên trì."
"Việc đốt vàng mã vốn xuất phát từ truyền thống hiếu thảo, luôn hướng về tổ tiên của dân tộc Việt Nam, " vì vậy phải làm cho người dân hiểu rằng đốt vàng mã không phải là cách duy nhất để thể hiện tấm lòng với tổ tiên. Bên cạnh đó, cũng phải nhấn mạnh là trong giáo lý của đạo Phật không khuyến khích đốt vàng mã."
Theo các nhà nghiên cứu về đạo Phật thì không hề có tục lệ đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật. Quan niệm sống chết đối với Phật Giáo chỉ là hai mắt xích trong một chuỗi sinh tử dài vô tận, từ vô thủy, cho tới ngày giải thoát tối hậu, con người đạt tới cảnh giới bất tử. Do đó, Phật giáo không có khái niệm về một nơi chốn dành riêng cho những người đã chết, mà dân gian thường hay gọi là cõi âm hay là âm phủ.
Chính vì vậy rất nhiều chùa đã nghiêm cấm việc cúng đồ mặn (dù là đặt ở công đồng hay ban Mẫu phía ngoài Tam Bảo) và đốt vàng mã. Điển hình việc này được các chấp tác, các nhà sư, tiểu ở chùa Thiên Trù-Hương Sơn, (Mỹ Đức-Hà Nội) thực hiện rất nghiêm. Hễ có tín chủ thập phương để vàng mã lên đồ cúng tế là sẽ bị nhắc nhở ngay, Phật tử nơi đây vì thế mấy năm nay cũng chấp hành "lệnh" của Đại đức Thích Minh Hiền - trụ trì chùa Hương rất nghiêm túc.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ...
Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, tại nhiều chùa tiền giấy, vàng mã đốt nghi ngút, bập bùng suốt ngày. Có lúc đông quá như ngày Rằm tháng Giêng, tín chủ đốt không xuể, người phục vụ trong nhà chùa kêu gọi xếp thành đống, nhà chùa sẽ đốt hộ. Ai nhìn đống vàng mã đó cũng thấy sự lãng phí.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Dương - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, việc đốt vàng mã xuất phát từ việc người dân có niềm tin, tin rằng đốt vàng mã để giúp và báo đáp người đã khuất trong gia đình, cũng như cúng tiến Trời, Phật, Thánh. “Niềm tin được tạo từ tập quán, từ thói quen," tuy nhiên theo ông Dương nhiều người đã sai lầm khi quan niệm rằng cứ đốt nhiều vàng mã nghĩa là tâm thành, là có hiếu hay là đốt nhiều thì được phù hộ mức tương đương... Cần nhớ chính người nhà Phật dạy: “Tâm hương mới là nén hương quý nhất!”
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương đưa ra ý kiến: "Tôi nghĩ quản lý nhằm chống đốt nhiều vàng mã thì nên đánh vào thuế. Đây là một cách để kìm hãm bớt việc đốt vàng mã vốn không thể kiểm soát được.”
Theo đó, ông Dương đề nghị nên đánh thuế từ nơi sản xuất. Có sự phân loại, cấp phép hay nghiêm cấm sản xuất cho từng loại hàng, đồ mã. Việc đánh thuế tiếp theo là ở nơi kinh doanh các vàng, mã được bán phải có nhãn mác, xuất xứ của nơi sản xuất và có địa chỉ của cơ sở, làng nghề sản xuất đã được cấp phép hợp pháp.
Kế đó là đánh thuế, kiểm tra khi những đồ vàng, mã khi được vận chuyển. Cũng giống như mọi thứ hàng lậu thuế, trốn thuế hoặc kinh doanh trái phép, đồ vàng mã có dấu hiệu vi phạm cần được kiểm tra và xử lý thật nghiêm.
Cùng quan điểm về hạn chế tiến đến xóa bỏ việc đốt vàng mã, Hòa thượng Thích Thanh Hải, trụ trì chùa Vạn Xuân, Thuận Thành, Bắc Ninh cho rằng: "Biện pháp tuyên truyền là một biện pháp sẽ mang lại hiệu quả nếu các cơ quan quản lý có sự kiên trì."
"Việc đốt vàng mã vốn xuất phát từ truyền thống hiếu thảo, luôn hướng về tổ tiên của dân tộc Việt Nam, " vì vậy phải làm cho người dân hiểu rằng đốt vàng mã không phải là cách duy nhất để thể hiện tấm lòng với tổ tiên. Bên cạnh đó, cũng phải nhấn mạnh là trong giáo lý của đạo Phật không khuyến khích đốt vàng mã."
Theo các nhà nghiên cứu về đạo Phật thì không hề có tục lệ đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật. Quan niệm sống chết đối với Phật Giáo chỉ là hai mắt xích trong một chuỗi sinh tử dài vô tận, từ vô thủy, cho tới ngày giải thoát tối hậu, con người đạt tới cảnh giới bất tử. Do đó, Phật giáo không có khái niệm về một nơi chốn dành riêng cho những người đã chết, mà dân gian thường hay gọi là cõi âm hay là âm phủ.
Chính vì vậy rất nhiều chùa đã nghiêm cấm việc cúng đồ mặn (dù là đặt ở công đồng hay ban Mẫu phía ngoài Tam Bảo) và đốt vàng mã. Điển hình việc này được các chấp tác, các nhà sư, tiểu ở chùa Thiên Trù-Hương Sơn, (Mỹ Đức-Hà Nội) thực hiện rất nghiêm. Hễ có tín chủ thập phương để vàng mã lên đồ cúng tế là sẽ bị nhắc nhở ngay, Phật tử nơi đây vì thế mấy năm nay cũng chấp hành "lệnh" của Đại đức Thích Minh Hiền - trụ trì chùa Hương rất nghiêm túc.
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ...
Cũng có một nghịch lý là cùng là nơi thờ Phật, thờ Thánh nhưng có những Chùa, Đền, Đình thì đông đúc kẻ chen chân, mà lại có những nơi vắng ít người đến.
Giải thích hiện tượng này, nhà nghiên cứu văn hóa Lại Nguyên Ân cho biết: “Hiện tượng quá tải ở một số di tích văn hóa lịch sử đang là một vấn đề rất thực tế. Người ta đi lễ vì chữ “tâm” nhưng tâm lại gắn với lợi ích, với mong cầu cụ thể. Có những mong muốn từ đời sống, từ công việc của con người mà trở nên gắn bó với các di tích, chùa chiền cụ thể.
Đặc biệt, khi lời mong cầu có những linh nghiệm thì người ta đến lễ tạ, rồi một đồn mười, mười đồn trăm rất nhanh. Chính vì thế chốn thờ tự khi đã đông lại càng đông thêm, ”mỗi người tham lễ hội cũng là tham gia sinh hoạt tâm linh. Đó là nhu cầu về tâm linh. Nhu cầu này cần trọn vẹn.
Có nhiều cách hiểu về trọn vẹn. Người thì cho rằng phải đắm mình vào việc kêu cầu thì mới là trọn vẹn. Bị chen lấn, xô đẩy thì không thể đắm mình. Có nhiều người khác lại quan niệm đi hành hương thì phải thành tâm qua hành động không ngại khó, ngại khổ khi phải leo trèo gian nan mới đến nới cầu lễ. Chính vì thế nhiều người khi đi lễ chùa Hương, lễ Yên Tử thì nhất quyết phải leo núi chứ không đi cáp treo.
Còn theo tìm hiểu của phóng viên chúng tôi, tuy bất thành văn nhưng những lời đồn đại, truyền khẩu rất quan trọng. Người ta cho rằng cầu duyên thì đến chùa này, cầu danh thì đến chùa kia, dân buôn bán bất động sản thì cầu ở đình nọ, dân công chức thì hay đến chốn kia. Thế nên anh Long-một công chức ở Hà Nội nói: "Không thể bắt buộc hay vận động ráo riết việc đi lễ như sự phân luồng giao thông mà cấm đường đông nắn dòng sang đường vắng."
"Tuy nhiên, đi lễ là thể hiện sự thành tâm, thái độ tham gia hội với sự kính cẩn, lễ độ cũng rất quan trọng," nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân chia sẻ. " Lễ hội đông quá, xô bồ quá thì nơi hành lễ không thể có hành vi thuần khiết mà trở nên xô bồ. Người tham gia tự họ thiếu lễ độ hoặc bị buộc phải thiếu lễ độ...” Ồn ào, nói to, xả rác nơi cửa chùa chiền, đền... cũng sẽ làm giảm đi cái lòng thành rất nhiều...
Cô giáo Lê Thị Thu Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) khẳng định: "Không thể vận động người đi lễ đừng đến chỗ đông hãy về chỗ vắng, đừng đến chỗ xa hãy đi lễ chùa gần. Hoặc đang mùa lễ hội thì khuyên đừng đổ dồn về đó, hết hội đi mới thoáng đãng. Đã là vấn đề tâm linh thì cũng khó vận động hoàn toàn lý tính. Báo chí cần phân tích cặn kẽ, định hướng để người đi lễ lượng sức khỏe, điều kiện và chọn lựa thời điểm để việc tham gia cầu lễ được mỹ mãn."
Theo ông Lại Nguyên Ân: “Không thể có mệnh lệnh nào có thể chấn chỉnh ngay lập tức những “vấn đề” của lễ hội khi tâm thức của người tham gia. Chính phủ chấn chỉnh các cơ quan quản lý, tổ chức lễ hội để từ đó người tham gia lễ hội sẽ thay đổi hành vi, và sự thay đổi này sẽ diễn ra dần dần. Đã là một hoạt động tâm linh thì cần có ý thức từ bên trong tâm trí người tham gia."/.
Nguyễn Anh (Vietnam+)