Công ty trách nhiệm hữu hạn may Nam Sơn, trụ sở tại Hưng Yên, đang xúc tiến mở văn phòng đại diện tại bang Maryland, Mỹ, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Nguyễn Trương Ban, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn may Nam Sơn cho biết, trước đây, việc xuất khẩu các sản phẩm may mặc ra nước ngoài, đặc biệt là tiếp cận trực tiếp thị trường Mỹ là khá khó khăn, nhất là đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như Nam Sơn.
Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - Chi hội Mỹ (BAOOV-US), Nam Sơn sẽ sớm mở văn phòng đại diện tại thị trường Mỹ.
“Tôi hy vọng công việc sẽ trôi chảy và có nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác tiếp cận thị trường Mỹ thuận lợi bởi thông qua BAOOV-US, hàng hóa trong nước sẽ được xuất khẩu trực tiếp tới Mỹ và nhờ đó, giá trị xuất khẩu cũng sẽ được nâng cao,” ông Ban nói.
Bày tỏ trăn trở trước thực tế nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiếp cận thị trường Mỹ và thành công trong việc đưa hàng hóa sang bán tại đây, song do phần lớn bán qua trung gian nên lợi nhuận thu về đã bị trừ mất 20-35%, ông Calvin P. Trần, Giám đốc Điều hành BAOOV-US cho biết đây cũng là lý do để Chi hội thành lập Trung tâm thương mại Việt Nam (VBC) tại thành phố Baltimore, bang Maryland.
Mục tiêu chính của VBC là hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện tại Mỹ, trực tiếp tham gia mở rộng thị trường để cung cấp hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ không qua trung gian.
Theo ưu đãi của BAOOV-US, doanh nghiệp Việt Nam đặt trụ sở tại VBC sẽ được hỗ trợ cơ sở vật chất, văn phòng, chỗ ở và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đầu tư và kinh doanh tại Mỹ.
Giá thuê ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Việt Nam là 1.500 USD/tháng, chỉ bằng 50% giá thị trường, bao gồm toàn bộ trang thiết bị văn phòng.
Ông Calvin cũng cho biết thêm BAOOV-US đã vận động Thống đốc bang Marryland Martin O’Malley cam kết hỗ trợ 50% học phí cho việc giáo dục và đào tạo các nhân viên Việt Nam, con em các doanh nhân Việt Nam đặt trụ sở tại VBC.
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, BAOOV-US sẽ giúp doanh nghiệp trong nước tránh những vụ việc không đáng có đã từng xảy ra như kiện bán phá giá, kiểm định chất lượng.
Để ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh, BAOOV-US đã vận động và nhận được sự chấp thuận của bà Stephanie Rawlings-Blake, thị trưởng thành phố Baltimore về việc tổ chức “Ngày hàng hóa Việt Nam” tại đây.
Không dừng lại ở việc kết nối kinh doanh, trong thời gian tới, BAOOV-US cũng sẽ lập nhóm các nhà khoa học Việt Nam làm việc tại Mỹ để kết nối với đồng nghiệp trong nước nhằm đưa các nhà khoa học Việt Nam sang Mỹ làm việc và học tập, qua đó hỗ trợ phát triển quan hệ hợp tác khoa học-công nghệ giữa hai nước.
Theo Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, trong tổng số gần 4 triệu kiều bào, có khoảng 1,4 triệu người định cư tại Mỹ. Tại đây có hơn 170.000 doanh nghiệp Việt kiều, tạo ra gần 20 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Kiều hối gửi về từ Mỹ chiếm khoảng 60-70% tổng nguồn kiều hối 8-10 tỷ USD gửi về Việt Nam mỗi năm.
Mỹ hiện là một trong những nhà đầu tư lớn và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước lên tới 15 tỷ USD./.
Ông Nguyễn Trương Ban, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn may Nam Sơn cho biết, trước đây, việc xuất khẩu các sản phẩm may mặc ra nước ngoài, đặc biệt là tiếp cận trực tiếp thị trường Mỹ là khá khó khăn, nhất là đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như Nam Sơn.
Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài - Chi hội Mỹ (BAOOV-US), Nam Sơn sẽ sớm mở văn phòng đại diện tại thị trường Mỹ.
“Tôi hy vọng công việc sẽ trôi chảy và có nhiều doanh nghiệp Việt Nam khác tiếp cận thị trường Mỹ thuận lợi bởi thông qua BAOOV-US, hàng hóa trong nước sẽ được xuất khẩu trực tiếp tới Mỹ và nhờ đó, giá trị xuất khẩu cũng sẽ được nâng cao,” ông Ban nói.
Bày tỏ trăn trở trước thực tế nhiều doanh nghiệp trong nước đã tiếp cận thị trường Mỹ và thành công trong việc đưa hàng hóa sang bán tại đây, song do phần lớn bán qua trung gian nên lợi nhuận thu về đã bị trừ mất 20-35%, ông Calvin P. Trần, Giám đốc Điều hành BAOOV-US cho biết đây cũng là lý do để Chi hội thành lập Trung tâm thương mại Việt Nam (VBC) tại thành phố Baltimore, bang Maryland.
Mục tiêu chính của VBC là hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thiết lập sự hiện diện tại Mỹ, trực tiếp tham gia mở rộng thị trường để cung cấp hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ không qua trung gian.
Theo ưu đãi của BAOOV-US, doanh nghiệp Việt Nam đặt trụ sở tại VBC sẽ được hỗ trợ cơ sở vật chất, văn phòng, chỗ ở và các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đầu tư và kinh doanh tại Mỹ.
Giá thuê ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Việt Nam là 1.500 USD/tháng, chỉ bằng 50% giá thị trường, bao gồm toàn bộ trang thiết bị văn phòng.
Ông Calvin cũng cho biết thêm BAOOV-US đã vận động Thống đốc bang Marryland Martin O’Malley cam kết hỗ trợ 50% học phí cho việc giáo dục và đào tạo các nhân viên Việt Nam, con em các doanh nhân Việt Nam đặt trụ sở tại VBC.
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, BAOOV-US sẽ giúp doanh nghiệp trong nước tránh những vụ việc không đáng có đã từng xảy ra như kiện bán phá giá, kiểm định chất lượng.
Để ủng hộ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh, BAOOV-US đã vận động và nhận được sự chấp thuận của bà Stephanie Rawlings-Blake, thị trưởng thành phố Baltimore về việc tổ chức “Ngày hàng hóa Việt Nam” tại đây.
Không dừng lại ở việc kết nối kinh doanh, trong thời gian tới, BAOOV-US cũng sẽ lập nhóm các nhà khoa học Việt Nam làm việc tại Mỹ để kết nối với đồng nghiệp trong nước nhằm đưa các nhà khoa học Việt Nam sang Mỹ làm việc và học tập, qua đó hỗ trợ phát triển quan hệ hợp tác khoa học-công nghệ giữa hai nước.
Theo Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, trong tổng số gần 4 triệu kiều bào, có khoảng 1,4 triệu người định cư tại Mỹ. Tại đây có hơn 170.000 doanh nghiệp Việt kiều, tạo ra gần 20 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Kiều hối gửi về từ Mỹ chiếm khoảng 60-70% tổng nguồn kiều hối 8-10 tỷ USD gửi về Việt Nam mỗi năm.
Mỹ hiện là một trong những nhà đầu tư lớn và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước lên tới 15 tỷ USD./.
Hồng Hạnh (Vietnam+)