Chiều 16/7, ông Đào Văn Bình, Trưởng ban chỉ đạo cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, cho biết Ban chỉ đạo yêu cầu Sở Công thương chủ trì phối hợp tổ chức các cuộc gặp mặt giữa doanh nghiệp và các trung tâm thương mại, siêu thị, đại lý... nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc đưa hàng Việt vào các Trung tâm thương mại; phấn đấu năm nay, tổng số lượng hàng Việt trong các siêu thị, trung tâm thương mại chiếm 90%.
Đi liền với giải pháp trên, các đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền sâu rộng với hình thức đa dạng, phong phú, từng bước hình thành nét văn hóa trong sản xuất và sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt, dần xóa bỏ tâm lý sính hàng ngoại trong một bộ phận người dân. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường đặt panô, áp phích về chủ đề này ở các trung tâm thương mại, chợ, nơi công cộng...
Cùng với đó, Sở Công thương huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh rau, thực phẩm an toàn, tuyến phố thương mại... theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển thị trường nông thôn; bảo đảm cân đối cung-cầu và bình ổn giá đối với một mặt hàng thiết yếu; tổ chức đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, Sở cũng thực hiện chương trình liên kết công nghiệp, thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thực hiện chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội và Hội chợ hàng Việt thành phố Hà Nội.
Liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong Cuộc vận động này, ông Đào Văn Bình đề nghị Sở Công thương tiếp tục thực hiện chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ; giao ban tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thế hóa các cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ, hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại.
Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư với chức năng thẩm định các Dự án cần yêu cầu các chủ đầu tư sử dụng các nguyên vật liệu Việt Nam đưa vào Dự án, nhất là những sản phẩm chủ lực trong nước.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, trong sáu tháng đầu năm nay, Sở Công thương thành phố đã chủ trì triển khai chín trung tâm thương mại bán hàng lưu động tại các quận, huyện, tổ chức 28 chuyến bán hàng lưu động tại một số quận, huyện, khu nhà ở công nhân và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Triển khai chương trình xúc tiến thương mại 2012 theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo các chương trình xúc tiến thương mại có sự đa dạng về ngành hàng, dịch vụ sản phẩm có lợi thế của Thủ đô, trong đó đặc biệt tập trung vào họat động liên kết công thương với 7 tỉnh Tây Bắc.
Đồng thời, Ban chỉ đạo phối hợp các sở, ban, ngành của thành phố tổ chức thành công gian hàng của thành phố Hà Nội tại Hội chợ triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ.
Ngoài ra, Hội Nông dân, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với Tổng Công ty thương mại Hà Nội tổ chức các phiên chợ lưu động, trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, tỏ chức hội chợ “Hàng Việt Nam đồng hành với sinh viên”... Thông qua những họat động này, hàng Việt Nam đã có vị trí nhất định với người tiêu dùng Việt Nam, nhất là ở thị trường nông thôn./.
Đi liền với giải pháp trên, các đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền sâu rộng với hình thức đa dạng, phong phú, từng bước hình thành nét văn hóa trong sản xuất và sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt, dần xóa bỏ tâm lý sính hàng ngoại trong một bộ phận người dân. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường đặt panô, áp phích về chủ đề này ở các trung tâm thương mại, chợ, nơi công cộng...
Cùng với đó, Sở Công thương huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng thương mại chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh rau, thực phẩm an toàn, tuyến phố thương mại... theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển thị trường nông thôn; bảo đảm cân đối cung-cầu và bình ổn giá đối với một mặt hàng thiết yếu; tổ chức đưa hàng về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, Sở cũng thực hiện chương trình liên kết công nghiệp, thương mại giữa Hà Nội với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thực hiện chương trình Tháng Khuyến mại Hà Nội và Hội chợ hàng Việt thành phố Hà Nội.
Liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong Cuộc vận động này, ông Đào Văn Bình đề nghị Sở Công thương tiếp tục thực hiện chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, công nghiệp hỗ trợ; giao ban tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cụ thế hóa các cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ, hỗ trợ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, phòng chống buôn lậu, hàng cấm và gian lận thương mại.
Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư với chức năng thẩm định các Dự án cần yêu cầu các chủ đầu tư sử dụng các nguyên vật liệu Việt Nam đưa vào Dự án, nhất là những sản phẩm chủ lực trong nước.
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo cuộc Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, trong sáu tháng đầu năm nay, Sở Công thương thành phố đã chủ trì triển khai chín trung tâm thương mại bán hàng lưu động tại các quận, huyện, tổ chức 28 chuyến bán hàng lưu động tại một số quận, huyện, khu nhà ở công nhân và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.
Triển khai chương trình xúc tiến thương mại 2012 theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo các chương trình xúc tiến thương mại có sự đa dạng về ngành hàng, dịch vụ sản phẩm có lợi thế của Thủ đô, trong đó đặc biệt tập trung vào họat động liên kết công thương với 7 tỉnh Tây Bắc.
Đồng thời, Ban chỉ đạo phối hợp các sở, ban, ngành của thành phố tổ chức thành công gian hàng của thành phố Hà Nội tại Hội chợ triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng và phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ.
Ngoài ra, Hội Nông dân, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với Tổng Công ty thương mại Hà Nội tổ chức các phiên chợ lưu động, trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp an toàn, tỏ chức hội chợ “Hàng Việt Nam đồng hành với sinh viên”... Thông qua những họat động này, hàng Việt Nam đã có vị trí nhất định với người tiêu dùng Việt Nam, nhất là ở thị trường nông thôn./.
Thanh Bình (TTXVN)