Lá chắn tên lửa Mỹ

Hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ hoạt động ra sao?

NMD hay AMD được hiểu nôm na là một hệ thống bao gồm phát hiện, cảnh báo, phá hủy tên lửa của đối phương bằng tên lửa đánh chặn.
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ quanh hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ cùng NATO dự định triển khai ở Đông Âu đã gây ra những quan ngại về một cuộc "chạy đua vũ trang" mới trong thế kỷ 21, khi Nga cũng có ý định lập lá chắn tên lửa của riêng mình tại Kaliningrad. Hệ thống phòng thủ tên lửa (Missile Defense, dẫn ra các khái niệm National Missile Defense – NMD và Air and Missile Defense – AMD) được hiểu nôm na là một hệ thống bao gồm phát hiện, cảnh báo và phá hủy tên lửa của đối phương bằng tên lửa đánh chặn. Ban đầu, hệ thống này được hiểu theo nghĩa là chống lại tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân (ICBMs) từ những năm 1960. Sau này, nó được sử dụng theo nghĩa rộng hơn, chống lại mọi loại tên lửa đạn đạo. Các nước Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc và Israel đều đã phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Tại Mỹ thì cơ quan phụ trách phòng thủ tên lửa (MDA) thuộc Bộ Quốc phòng nước này chịu trách nhiệm phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa, rồi sau đó chuyển giao hải quân và không quân. Những thành phần chính của hệ thống phòng thủ tên lửa do MDA phát triển gồm có Bệ phóng tên lửa đánh chặn, Cơ quan chỉ huy, và Hệ thống cảnh báo sớm, Radar chỉ dẫn mục tiêu. Tên lửa đánh chặn mang đầu đạn EKV, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ngoài khí quyển. Sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, EKV sẽ khởi động cơ của mình và tấn công mục tiêu theo phương thức kinetic (va chạm động năng)./.
Hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ hoạt động ra sao? ảnh 1

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục