Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 26/2 đã nhất trí thông qua lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya, áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với Tổng thống Libya Muammar Gaddafi cùng các thành viên trong gia đình và những người thân cận của ông.
Nghị quyết 1970 được toàn bộ 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua trong phiên họp đêm 26/2. Theo đó, cấm mọi hoạt động bán vũ khí cho Libya, đồng thời cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối 16 nhân vật, trong đó có ông Gaddafi cùng các con và các thành viên khác trong gia đình ông, các quan chức quốc phòng và tình báo hàng đầu của Libya.
Nghị quyết còn yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở Hague điều tra và có thể truy tố những người chịu trách nhiệm về việc người biểu tình thiệt mạng ở Libya. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong đợt bạo lực vừa qua tại quốc gia này.
Trong khi đó, hàng nghìn người lao động nước ngoài tiếp tục rời khỏi Libya bằng đường bộ, đường thủy và đường không. Các quan chức cơ quan bảo vệ thường dân của Tunisia cho biết, kể từ khi xảy ra biểu tình đến nay, đã có hơn 38.000 người sơ tán khỏi Libya qua biên giới nước này.
Trong một diễn biến khác, tại Tunisia, hãng thông tấn nhà nước TAP ngày 26/2 cho biết, đã có ba người thiệt mạng, chín người bị thương trong các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát ở trung tâm thủ đô Tunis. Trong số những người bị thương có các sĩ quan an ninh.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Tunisia, đã có hơn 100 người bị bắt giữ do có những hành vi đốt phá trong thành phố. Một số đối tượng kích động bạo lực đã trà trộn vào những người biểu tình, tìm cách gây nổ một bình ga để tấn công các lực lượng quân đội và an ninh.
Trong khí đó, tại Oman, ngày 26/2, Quốc vương Qaboos bin Said đã tiến hành cải tổ nội các, thay sáu bộ trưởng.
Hãng thông tấn quốc gia ONA cho biết, Quốc vương Qaboos đã ban bố sắc lệnh bổ nhiệm ông Mohammed bin Nasser al-Khasibi làm Bộ trưởng Công thương, ông Mohsen bin Mohammed al-Sheikh làm Bộ trưởng Du lịch, ông Hamoud bin Faisal al-Bousaidi làm Bộ trưởng Dân vụ và ông Madiha bint Ahmed bin Nasser làm Bộ trưởng Giáo dục.
Ông Sheikh Mohammed bin Abdullah al-Harthy thôi chức Bộ trưởng Dân vụ và được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Môi trường, trong khi ông Maqboul bin Ali bin Sultan trở thành tân Bộ trưởng Giao thông.
Sắc lệnh nêu rõ việc tiến hành cải tổ nội các lần này là "vì lợi ích của dân chúng." Trước đó, ngày 19/2, khoảng 500 người đã tiến hành biểu tình hòa bình ở Oman yêu cầu cải tổ chính trị và tăng lương.
Cùng ngày tại Bahrain, Quốc vương Hamad bin Isaal Khalifa đã thay bốn bộ trưởng các bộ nhà ở, y tế, các vấn đề nội các và điện lực.
Theo các nhà quan sát, động thái này nhằm xoa dịu cộng đồng Hồi giáo dòng Shiite đã tiến hành biểu tình trong thời gian qua phản đối sự cầm quyền của người Hồi giáo dòng Sunni ở Bahrain.
Quốc vương Bahrain vừa khởi động tiến trình đối thoại dân tộc, sau khi có bảy người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình trong tuần qua./.
Nghị quyết 1970 được toàn bộ 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua trong phiên họp đêm 26/2. Theo đó, cấm mọi hoạt động bán vũ khí cho Libya, đồng thời cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối 16 nhân vật, trong đó có ông Gaddafi cùng các con và các thành viên khác trong gia đình ông, các quan chức quốc phòng và tình báo hàng đầu của Libya.
Nghị quyết còn yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở Hague điều tra và có thể truy tố những người chịu trách nhiệm về việc người biểu tình thiệt mạng ở Libya. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong đợt bạo lực vừa qua tại quốc gia này.
Trong khi đó, hàng nghìn người lao động nước ngoài tiếp tục rời khỏi Libya bằng đường bộ, đường thủy và đường không. Các quan chức cơ quan bảo vệ thường dân của Tunisia cho biết, kể từ khi xảy ra biểu tình đến nay, đã có hơn 38.000 người sơ tán khỏi Libya qua biên giới nước này.
Trong một diễn biến khác, tại Tunisia, hãng thông tấn nhà nước TAP ngày 26/2 cho biết, đã có ba người thiệt mạng, chín người bị thương trong các cuộc xung đột giữa những người biểu tình và cảnh sát ở trung tâm thủ đô Tunis. Trong số những người bị thương có các sĩ quan an ninh.
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ Tunisia, đã có hơn 100 người bị bắt giữ do có những hành vi đốt phá trong thành phố. Một số đối tượng kích động bạo lực đã trà trộn vào những người biểu tình, tìm cách gây nổ một bình ga để tấn công các lực lượng quân đội và an ninh.
Trong khí đó, tại Oman, ngày 26/2, Quốc vương Qaboos bin Said đã tiến hành cải tổ nội các, thay sáu bộ trưởng.
Hãng thông tấn quốc gia ONA cho biết, Quốc vương Qaboos đã ban bố sắc lệnh bổ nhiệm ông Mohammed bin Nasser al-Khasibi làm Bộ trưởng Công thương, ông Mohsen bin Mohammed al-Sheikh làm Bộ trưởng Du lịch, ông Hamoud bin Faisal al-Bousaidi làm Bộ trưởng Dân vụ và ông Madiha bint Ahmed bin Nasser làm Bộ trưởng Giáo dục.
Ông Sheikh Mohammed bin Abdullah al-Harthy thôi chức Bộ trưởng Dân vụ và được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Môi trường, trong khi ông Maqboul bin Ali bin Sultan trở thành tân Bộ trưởng Giao thông.
Sắc lệnh nêu rõ việc tiến hành cải tổ nội các lần này là "vì lợi ích của dân chúng." Trước đó, ngày 19/2, khoảng 500 người đã tiến hành biểu tình hòa bình ở Oman yêu cầu cải tổ chính trị và tăng lương.
Cùng ngày tại Bahrain, Quốc vương Hamad bin Isaal Khalifa đã thay bốn bộ trưởng các bộ nhà ở, y tế, các vấn đề nội các và điện lực.
Theo các nhà quan sát, động thái này nhằm xoa dịu cộng đồng Hồi giáo dòng Shiite đã tiến hành biểu tình trong thời gian qua phản đối sự cầm quyền của người Hồi giáo dòng Sunni ở Bahrain.
Quốc vương Bahrain vừa khởi động tiến trình đối thoại dân tộc, sau khi có bảy người thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình trong tuần qua./.
(TTXVN/Vietnam+)