Khép lại gần một tuần làm việc căng thẳng, ngày 8/4, Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu tại thủ đô Bangkok của Thái Lan đã bế mạc với việc thông qua chương trình nghị sự chính thức cho các cuộc đàm phán về vấn đề này trong năm 2011 hướng tới một kết quả toàn diện và cân bằng tại hội nghị vào cuối năm nay ở Durban, Nam Phi.
Hội nghị tại Bangkok thu hút khoảng 2.000 đại biểu đến từ hơn 175 nước và các tổ chức quốc tế đã tập trung xây dựng chương trình hành động nhằm đảo ngược quá trình ấm lên của Trái Đất đang gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Nội dung chính của hội nghị là nguy cơ hạt nhân, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới và tương lai ảm đạm của Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu. Các nhà bảo vệ môi trường thế giới kêu gọi hội nghị thỏa thuận một hiệp ước quốc tế “hiệu quả và quy mô hơn” thay thế Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn vào năm 2012, văn kiện có tính ràng buộc pháp lý để các nước thực hiện cam kết giảm khí thải.
Bà Christiana Figueres,Thư ký chấp hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, cho biết hiện nay cam kết của các nước về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mới chỉ đạt 60% lượng khí thải cần giảm theo tính toán của các nhà khoa học để nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Các sự cố hạt nhân mới đây ở Nhật Bản sau thảm họa kép động đất-sóng thần cũng đã khiến nhiều nước phải cân nhắc lại các chương trình phát triển năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, các tổ chức môi trường toàn cầu cũng đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền phản đối phát triển năng lượng hạt nhân, nguồn năng lượng không thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Mặc dù Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc hồi tháng 12/2010 tại Mexico đã nhất trí dành 100 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo chống biến đổi khí hậu nhưng Hội nghị Bangkok không thể đạt được thỏa thuận về nguồn hỗ trợ tài chính này do các nước giàu và nước nghèo vẫn bất đồng sâu sắc.
Bà Figueres khuyến nghị những bất đồng này cần được giải quyết trong tiến trình tiến tới hội nghị biến đổi khí hậu ở Durban vào tháng 12 tới.
Hội nghị Bangkok cũng đã không đạt được sự nhất trí cần thiết để ngặn chặn quá trình biến đổi khí hậu đang ngày càng đe dọa nhân loại. Các cam kết giảm khí thải của các nước hiện nay có nguy cơ làm Trái Đất nóng lên 3-4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong khi đó, các đại diện của châu Phi cho rằng mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 2 độ C cũng đã dẫn đến “sự hủy diệt chắc chắn" đối với châu lục này và yêu cầu một mục tiêu thực tế hơn, tính đến những thiệt hại khổng lồ do thiên tai gây ra trong đó có những trận lũ lụt kinh hoàng ở nhiều nước thuộc Lục địa Đen./.
Hội nghị tại Bangkok thu hút khoảng 2.000 đại biểu đến từ hơn 175 nước và các tổ chức quốc tế đã tập trung xây dựng chương trình hành động nhằm đảo ngược quá trình ấm lên của Trái Đất đang gây biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Nội dung chính của hội nghị là nguy cơ hạt nhân, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới và tương lai ảm đạm của Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu. Các nhà bảo vệ môi trường thế giới kêu gọi hội nghị thỏa thuận một hiệp ước quốc tế “hiệu quả và quy mô hơn” thay thế Nghị định thư Kyoto sắp hết hạn vào năm 2012, văn kiện có tính ràng buộc pháp lý để các nước thực hiện cam kết giảm khí thải.
Bà Christiana Figueres,Thư ký chấp hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, cho biết hiện nay cam kết của các nước về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính mới chỉ đạt 60% lượng khí thải cần giảm theo tính toán của các nhà khoa học để nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này.
Các sự cố hạt nhân mới đây ở Nhật Bản sau thảm họa kép động đất-sóng thần cũng đã khiến nhiều nước phải cân nhắc lại các chương trình phát triển năng lượng hạt nhân. Trong khi đó, các tổ chức môi trường toàn cầu cũng đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền phản đối phát triển năng lượng hạt nhân, nguồn năng lượng không thải khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Mặc dù Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc hồi tháng 12/2010 tại Mexico đã nhất trí dành 100 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo chống biến đổi khí hậu nhưng Hội nghị Bangkok không thể đạt được thỏa thuận về nguồn hỗ trợ tài chính này do các nước giàu và nước nghèo vẫn bất đồng sâu sắc.
Bà Figueres khuyến nghị những bất đồng này cần được giải quyết trong tiến trình tiến tới hội nghị biến đổi khí hậu ở Durban vào tháng 12 tới.
Hội nghị Bangkok cũng đã không đạt được sự nhất trí cần thiết để ngặn chặn quá trình biến đổi khí hậu đang ngày càng đe dọa nhân loại. Các cam kết giảm khí thải của các nước hiện nay có nguy cơ làm Trái Đất nóng lên 3-4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Trong khi đó, các đại diện của châu Phi cho rằng mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 2 độ C cũng đã dẫn đến “sự hủy diệt chắc chắn" đối với châu lục này và yêu cầu một mục tiêu thực tế hơn, tính đến những thiệt hại khổng lồ do thiên tai gây ra trong đó có những trận lũ lụt kinh hoàng ở nhiều nước thuộc Lục địa Đen./.
(TTXVN/Vietnam+)