Chiều 6/10, tại Hà Nội, Ban soạn thảo dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) đã tổ chức phiên họp lần thứ năm, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Dự án Luật Mặt trận Tổ quốc (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ tám, thông qua tại Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII.
Dự án Luật gồm 8 Chương và 40 Điều, tăng 4 Chương, 22 Điều so với Luật hiện hành, tập trung quy định về phạm vi điều chỉnh; về Ban công tác Mặt trận tại khu dân cư; chức năng, nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân; hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc...
Dự án Luật đã được sửa đổi, bổ sung hầu hết các Điều, chỉ giữ lại.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim, Trưởng ban soạn thảo dự án Luật nêu rõ: Vai trò của Mặt trận Tổ quốc là hết sức quan trọng, khác với các ngành khác vì Mặt trận là khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.
Dự án Luật được sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện và cụ thể nhằm nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, phù hợp với yêu cầu được nêu trong các văn kiện của
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng dự án Luật cần quy định rõ quyền và trách nhiệm của Mặt trận để phát huy trách nhiệm của toàn dân tham gia xây dựng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, ngoài nội dung quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước, Luật cũng cần làm rõ mối quan hệ giữa Mặt trận với nhân dân và các tổ chức thành viên.
Đồng tình với ý kiến trên, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... đề nghị dự án Luật cần bổ sung quy định về mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên, nhất là 5 tổ chức chính trị xã hội lớn. Đồng thời, dự án Luật cũng cần quy định rõ vai trò phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội.
Một số ý kiến tại buổi làm việc cũng cho rằng dự án Luật cần quy định về phương thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực, kịp thời phát hiện các sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị bổ sung các chính sách cho phù hợp.../.