Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia, Widjajono Partowidagdo, vừa cho biết thực hiện yêu cầu của Hạ viện, chính phủ nước này đang chuẩn bị một số kịch bản cho việc tăng giá nhiên liệu vốn được trợ cấp.
Một số kịch bản được đưa ra là tăng giá xăng dầu trợ cấp đối với xe ôtô tư nhân lên 500 Rupiah (Rp), 1.000 Rp và 1.500 Rp/1 lít; khả năng tăng giá xăng dầu trợ cấp đối với xe ôtô công cộng, trong đó có xe loại nhỏ sử dụng vào mục đích thương mại bằng cách gửi lại mức tiền bù bằng số tiền tăng lên thông qua dịch vụ thẻ quản lý; khả năng ấn định mức tăng cố định lên 2.000 Rp/1 lít...
Theo quan chức trên, chính phủ đã huy động nhiều cơ quan vào cuộc, như Học viện Công nghệ Bandung, Đại học Indonesia, Viện Dầu khí thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản.
Dự kiến, công tác nghiên cứu sẽ hoàn tất trong tuần này, và đến cuối tháng 2/2012, chính phủ sẽ tổ chức thảo luận với Ủy ban VII của Hạ viện (phụ trách mảng năng lượng), nhằm phối hợp thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng nhiên liệu trợ giá.
Ngoài ra, chính phủ cũng đã phân bổ 965 tỷ Rp cho chương trình chuyển đổi sử dụng xăng dầu (BBM) sang sử dụng khí đốt (BBG), với mục đích giảm thiểu BBM dự kiến bắt đầu từ ngày 1/4/2012. Trước mắt, để đảm bảo an toàn, nhà nước sẽ cho nhập các bộ chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ nước ngoài và phân phối miễn phí cho các chủ xe ôtô. Tuy nhiên, về lâu dài, thiết bị chuyển đổi sẽ do trong nước sản xuất.
Bộ trưởng Tài chính Agus Martowardojo cho hay trong tương lai gần, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono sẽ ban hành sắc lệnh về quản lý khối lượng nhiên liệu.
Bộ Tài chính ước tính cứ mỗi lít nhiên liệu trợ giá được tăng lên 1.000 Rp (từ mức 4.500 Rp/1 lít hiện nay lên 5.500 Rp/1 lít), ngân sách quốc gia sẽ tiết kiệm được 21 nghìn tỷ Rp (tương đương 2,43 tỷ USD)./.
Một số kịch bản được đưa ra là tăng giá xăng dầu trợ cấp đối với xe ôtô tư nhân lên 500 Rupiah (Rp), 1.000 Rp và 1.500 Rp/1 lít; khả năng tăng giá xăng dầu trợ cấp đối với xe ôtô công cộng, trong đó có xe loại nhỏ sử dụng vào mục đích thương mại bằng cách gửi lại mức tiền bù bằng số tiền tăng lên thông qua dịch vụ thẻ quản lý; khả năng ấn định mức tăng cố định lên 2.000 Rp/1 lít...
Theo quan chức trên, chính phủ đã huy động nhiều cơ quan vào cuộc, như Học viện Công nghệ Bandung, Đại học Indonesia, Viện Dầu khí thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản.
Dự kiến, công tác nghiên cứu sẽ hoàn tất trong tuần này, và đến cuối tháng 2/2012, chính phủ sẽ tổ chức thảo luận với Ủy ban VII của Hạ viện (phụ trách mảng năng lượng), nhằm phối hợp thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng nhiên liệu trợ giá.
Ngoài ra, chính phủ cũng đã phân bổ 965 tỷ Rp cho chương trình chuyển đổi sử dụng xăng dầu (BBM) sang sử dụng khí đốt (BBG), với mục đích giảm thiểu BBM dự kiến bắt đầu từ ngày 1/4/2012. Trước mắt, để đảm bảo an toàn, nhà nước sẽ cho nhập các bộ chuyển đổi sử dụng nhiên liệu từ nước ngoài và phân phối miễn phí cho các chủ xe ôtô. Tuy nhiên, về lâu dài, thiết bị chuyển đổi sẽ do trong nước sản xuất.
Bộ trưởng Tài chính Agus Martowardojo cho hay trong tương lai gần, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono sẽ ban hành sắc lệnh về quản lý khối lượng nhiên liệu.
Bộ Tài chính ước tính cứ mỗi lít nhiên liệu trợ giá được tăng lên 1.000 Rp (từ mức 4.500 Rp/1 lít hiện nay lên 5.500 Rp/1 lít), ngân sách quốc gia sẽ tiết kiệm được 21 nghìn tỷ Rp (tương đương 2,43 tỷ USD)./.
Nguyễn Anh Ngọc (TTXVN/Vietnam+)