Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) ngày 10/11 đã quyết định giảm lãi suất chuẩn từ 6,5% xuống mức thấp kỷ lục 6%.
Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ hai của Indonesia trong hai tháng qua trong bối cảnh giá cả trong tháng 10/2011 giảm 0,12% so với tháng 9/2011 và cuộc khủng hoảng châu Âu gây tác động bất lợi cho các nhà xuất khẩu trong nước.
Tỷ lệ lạm phát ở Indonesia đang trong chiều hướng đi xuống. Trong tháng 10/2011, tỷ lệ lạm phát hàng năm đã giảm xuống 4,42%, so với 4,61% trong tháng 9/2011 và 4,79% trong tháng 8/2011 vào thời điểm diễn ra lễ hội Eid-al Fitr.
Trước đó, trong tháng đầu tiên của năm 2011, tỷ lệ lạm phát của Indonesia đã chạm mức cao nhất trong 21 tháng tính đến thời điểm đó là 7,02%.
Trong một tuyên bố, BI nhấn mạnh giá cả "hạ nhiệt" cũng có thể làm giảm tác động của triển vọng kinh tế toàn cầu sa sút lên kinh tế Indonesia. Tình hình sản xuất và tiêu dùng của các nước phát triển tiếp tục tăng chậm lại, trong khi các thị trường tài chính toàn cầu vẫn lên xuống thất thường, cần thời gian để hồi phục.
Quyết định cắt giảm lãi suất của BI gợi lại xu hướng áp dụng chính sách tiền tệ lỏng tại các nền kinh tế chủ chốt của châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Australia, Singapore và Pakistan đều thúc đẩy chi tiêu hòng đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro.
Các quốc gia châu Á đã giúp đưa kinh tế toàn cầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng hầu hết các quốc gia phát triển, điển hình là châu Âu, vẫn đang vật lộn để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo.
Xuất khẩu của Indonesia trong quý 3 năm 2011 vẫn tăng vững, nhưng BI nhận định tình hình kinh tế khó khăn ở châu Âu sẽ bắt đầu làm cho xuất khẩu của Indonesia sang châu lục này giảm sút.
Tính đến thời điểm này, kinh tế Indonesia đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đánh dấu mức tăng trưởng 6,5% trong quý 3 năm 2011, thấp hơn mức tăng 6,52% trong quý 2 năm 2011.
Năm 2010, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này tăng trưởng 6,1% và dự báo sẽ đạt mức tăng 6,6% vào cuối năm 2011.
Indonesia hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và vượt qua cơn xáo động kinh tế hiện nay nhờ nguồn tài nguyên phong phú và sức tiêu thụ của thị trường trong nước lớn với 240 triệu dân./.
Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ hai của Indonesia trong hai tháng qua trong bối cảnh giá cả trong tháng 10/2011 giảm 0,12% so với tháng 9/2011 và cuộc khủng hoảng châu Âu gây tác động bất lợi cho các nhà xuất khẩu trong nước.
Tỷ lệ lạm phát ở Indonesia đang trong chiều hướng đi xuống. Trong tháng 10/2011, tỷ lệ lạm phát hàng năm đã giảm xuống 4,42%, so với 4,61% trong tháng 9/2011 và 4,79% trong tháng 8/2011 vào thời điểm diễn ra lễ hội Eid-al Fitr.
Trước đó, trong tháng đầu tiên của năm 2011, tỷ lệ lạm phát của Indonesia đã chạm mức cao nhất trong 21 tháng tính đến thời điểm đó là 7,02%.
Trong một tuyên bố, BI nhấn mạnh giá cả "hạ nhiệt" cũng có thể làm giảm tác động của triển vọng kinh tế toàn cầu sa sút lên kinh tế Indonesia. Tình hình sản xuất và tiêu dùng của các nước phát triển tiếp tục tăng chậm lại, trong khi các thị trường tài chính toàn cầu vẫn lên xuống thất thường, cần thời gian để hồi phục.
Quyết định cắt giảm lãi suất của BI gợi lại xu hướng áp dụng chính sách tiền tệ lỏng tại các nền kinh tế chủ chốt của châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Australia, Singapore và Pakistan đều thúc đẩy chi tiêu hòng đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro.
Các quốc gia châu Á đã giúp đưa kinh tế toàn cầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhưng hầu hết các quốc gia phát triển, điển hình là châu Âu, vẫn đang vật lộn để đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo.
Xuất khẩu của Indonesia trong quý 3 năm 2011 vẫn tăng vững, nhưng BI nhận định tình hình kinh tế khó khăn ở châu Âu sẽ bắt đầu làm cho xuất khẩu của Indonesia sang châu lục này giảm sút.
Tính đến thời điểm này, kinh tế Indonesia đã vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đánh dấu mức tăng trưởng 6,5% trong quý 3 năm 2011, thấp hơn mức tăng 6,52% trong quý 2 năm 2011.
Năm 2010, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này tăng trưởng 6,1% và dự báo sẽ đạt mức tăng 6,6% vào cuối năm 2011.
Indonesia hiện là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và vượt qua cơn xáo động kinh tế hiện nay nhờ nguồn tài nguyên phong phú và sức tiêu thụ của thị trường trong nước lớn với 240 triệu dân./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)