Ngày 27/4, tại Hà Nội, Phiên họp toàn thể Họp kỹ thuật lần thứ nhất Chu kỳ 3 Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) đã diễn ra, với sự tham gia của các tổ chức tài trợ và các Bộ, ngành liên quan.
Phiên họp do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì, nhằm thống nhất nội dung Ma trận chính sách (khung các hành động chính sách) mới; quy trình phê duyệt Ma trận chính sách đã thực hiện; Năm kế hoạch của Việt Nam và Chu kỳ của SP-RCC; Bộ tiêu chí ưu tiên xét chọn các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam với Văn kiện khung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2033 ngày 4/4/2011. Theo đó, 13 Bộ tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Chủ nhiệm, đồng thời còn thành lập Ban Điều phối giúp việc (PCU) đặt tại Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Đối tượng điều phối gồm 18 Bộ, ngành đang tham gia tích cực vào các Chương trình; 63 tỉnh, thành phố sẽ tham gia vào các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu; 11 nhà tài trợ cho Chương trình; mạng lưới 12 viện nghiên cứu chuyên ngành; khoảng 105 các tổ chức phi chính phủ thuộc nhóm công tác về biến đổi khí hậu.
Các nhà tài trợ và đại diện các Bộ, ngành tham dự phiên họp đều thống nhất đánh giá trong chu kỳ 3 của Chương trình SP-RCC, với sự tham gia của Ngân hàng Thế giới (WB), định dạng của Ma trận chính sách đã thay đổi, điểm thay đổi lớn nhất là Ma trận chính sách dựa trên Mục tiêu thay vì dựa trên Lĩnh vực như trước đây, bao gồm 14 Mục tiêu của Ma trận chính sách mới tiêu biểu như quản lý tài nguyên nước trước sự tác động của biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý tổng hợp ven biển; tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng; phát triển ít các-bon: khai thác tiềm năng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực.
Dự kiến năm 2011 có hơn 80 hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có 13 hoạt động ưu tiên cao; năm 2012 đề xuất hơn 40 hoạt động. Vì vậy, danh mục đầu tư phải tập trung, tránh dàn trải và phù hợp với ưu tiên của lĩnh vực này, đồng thời phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ.
Do thời gian để chuẩn bị dự toán 2012 rất gấp, nên trước mắt Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất bố trí vốn cho danh mục dự án theo tiêu chí ưu tiên của Chương trình./.
Phiên họp do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chủ trì, nhằm thống nhất nội dung Ma trận chính sách (khung các hành động chính sách) mới; quy trình phê duyệt Ma trận chính sách đã thực hiện; Năm kế hoạch của Việt Nam và Chu kỳ của SP-RCC; Bộ tiêu chí ưu tiên xét chọn các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam với Văn kiện khung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 2033 ngày 4/4/2011. Theo đó, 13 Bộ tham gia Ban Chủ nhiệm Chương trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Chủ nhiệm, đồng thời còn thành lập Ban Điều phối giúp việc (PCU) đặt tại Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Đối tượng điều phối gồm 18 Bộ, ngành đang tham gia tích cực vào các Chương trình; 63 tỉnh, thành phố sẽ tham gia vào các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu; 11 nhà tài trợ cho Chương trình; mạng lưới 12 viện nghiên cứu chuyên ngành; khoảng 105 các tổ chức phi chính phủ thuộc nhóm công tác về biến đổi khí hậu.
Các nhà tài trợ và đại diện các Bộ, ngành tham dự phiên họp đều thống nhất đánh giá trong chu kỳ 3 của Chương trình SP-RCC, với sự tham gia của Ngân hàng Thế giới (WB), định dạng của Ma trận chính sách đã thay đổi, điểm thay đổi lớn nhất là Ma trận chính sách dựa trên Mục tiêu thay vì dựa trên Lĩnh vực như trước đây, bao gồm 14 Mục tiêu của Ma trận chính sách mới tiêu biểu như quản lý tài nguyên nước trước sự tác động của biến đổi khí hậu; tăng cường quản lý tổng hợp ven biển; tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng; phát triển ít các-bon: khai thác tiềm năng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng; giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực.
Dự kiến năm 2011 có hơn 80 hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có 13 hoạt động ưu tiên cao; năm 2012 đề xuất hơn 40 hoạt động. Vì vậy, danh mục đầu tư phải tập trung, tránh dàn trải và phù hợp với ưu tiên của lĩnh vực này, đồng thời phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ.
Do thời gian để chuẩn bị dự toán 2012 rất gấp, nên trước mắt Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất bố trí vốn cho danh mục dự án theo tiêu chí ưu tiên của Chương trình./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)