Chiều 15/10, tại khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo, thuộc xã An Nhựt Tân (Tân Trụ-Long An), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân huyện Tân Trụ tổ chức kỷ niệm 175 năm sinh và 145 năm ngày hy sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (12/9/1966 âm lịch-12/9/2012 âm lịch).
Lãnh đạo tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An, các ban ngành đoàn thể và hàng ngàn lượt người dân trong và ngoài tỉnh Long An đến dâng hương, tưởng niệm.
Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo là nơi gắn liền với sự kiện đốt cháy tàu Ésperance Pháp và đánh đồn Nhựt Tảo của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào tối ngày 10/12/1861.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sinh trưởng tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Khi quân Pháp nổ súng vào các tỉnh duyên hải miền Trung, Nguyễn Trung Trực cùng gia đình vào Nam tại Phủ Tân An, nay là tỉnh Long An.
Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, ông theo Nguyễn Tri Phương, dưới quyền Trương Định kháng Pháp. Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông trở về Tân An lập nên chiến công hiển hách, với trận đốt tàu Pháp trên sông Nhật Tảo.
Sau Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, Nguyễn Trung Trực nhậm chức Hà Tiên Thành Thủ úy, tuy nhiên lại cải mệnh triều đình về Hòn Chông, nay là Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, lập căn cứ, chiêu mộ nghĩa quân khắp nơi kháng Pháp.
Năm 1868, ông cùng nghĩa quân đánh úp đồn Rạch Giá-Kiên Giang làm chủ tình hình trong năm ngày trước khi rút quân ra đảo Phú Quốc.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực rơi vào tay giặc vào ngày 27/10/1868 và bị quân Pháp hành hình tại chợ nhà lồng Rạch Giá. Ông ra đi để lại cho đời sau tấm gương yêu nước anh dũng và câu nói khẳng khái, bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.”
Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Khu di tích này có diện tích trên 6ha gồm: Đền Tưởng niệm - nơi khách tham quan thắp hương tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; Nhà Trưng bày - nơi trưng bày những hiện vật, hình ảnh, tài liệu khoa học về thân thế và sự nghiệp anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, trong đó tái hiện chiến công lững lẫy “Hỏa hồng Nhựt Tảo”; Nhà bia - nơi khắc ghi văn bia ca ngợi Nguyễn Trung Trực cùng chiến thắng Vàm Nhựt Tảo.
Khu di tích là nơi ghi nhớ chiến công oanh liệt của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Long An; tạo cảnh quan để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch và tạo địa điểm cho sinh viên, học sinh du khảo về nguồn; thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam./.
Lãnh đạo tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Long An, các ban ngành đoàn thể và hàng ngàn lượt người dân trong và ngoài tỉnh Long An đến dâng hương, tưởng niệm.
Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo là nơi gắn liền với sự kiện đốt cháy tàu Ésperance Pháp và đánh đồn Nhựt Tảo của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực vào tối ngày 10/12/1861.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực sinh trưởng tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Khi quân Pháp nổ súng vào các tỉnh duyên hải miền Trung, Nguyễn Trung Trực cùng gia đình vào Nam tại Phủ Tân An, nay là tỉnh Long An.
Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định, ông theo Nguyễn Tri Phương, dưới quyền Trương Định kháng Pháp. Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, ông trở về Tân An lập nên chiến công hiển hách, với trận đốt tàu Pháp trên sông Nhật Tảo.
Sau Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, Nguyễn Trung Trực nhậm chức Hà Tiên Thành Thủ úy, tuy nhiên lại cải mệnh triều đình về Hòn Chông, nay là Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, lập căn cứ, chiêu mộ nghĩa quân khắp nơi kháng Pháp.
Năm 1868, ông cùng nghĩa quân đánh úp đồn Rạch Giá-Kiên Giang làm chủ tình hình trong năm ngày trước khi rút quân ra đảo Phú Quốc.
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực rơi vào tay giặc vào ngày 27/10/1868 và bị quân Pháp hành hình tại chợ nhà lồng Rạch Giá. Ông ra đi để lại cho đời sau tấm gương yêu nước anh dũng và câu nói khẳng khái, bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây.”
Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Khu di tích này có diện tích trên 6ha gồm: Đền Tưởng niệm - nơi khách tham quan thắp hương tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực; Nhà Trưng bày - nơi trưng bày những hiện vật, hình ảnh, tài liệu khoa học về thân thế và sự nghiệp anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, trong đó tái hiện chiến công lững lẫy “Hỏa hồng Nhựt Tảo”; Nhà bia - nơi khắc ghi văn bia ca ngợi Nguyễn Trung Trực cùng chiến thắng Vàm Nhựt Tảo.
Khu di tích là nơi ghi nhớ chiến công oanh liệt của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Long An; tạo cảnh quan để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch và tạo địa điểm cho sinh viên, học sinh du khảo về nguồn; thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam./.
Thanh Bình (TTXVN)