Vụ khủng bố 11/9/2001 đã khiến người dân Mỹ trở nên hoài nghi về thế độc tôn của nước này trên trường quốc tế, hoài nghi về sức mạnh thực sự của cường quốc số một thế giới.
Và kèm với đó là cảm giác lo sợ, bất an, là nỗi ám ảnh về hình ảnh tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới (WTC), một trong những biểu tượng về sự thịnh vượng và hùng cường của nước Mỹ, trong chớp mắt chỉ còn là đống tro bụi.
Chín năm sau vụ khủng bố, nước Mỹ giờ đây vẫn đang loay hoay với chiến lược thoái lui khỏi chiến trường Afghanistan và tiếp tục đi tìm lại hình ảnh của chính mình.
Vụ khủng bố 11/9 đã kéo Mỹ vào hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu kèm theo những khoản tiền khổng lồ. Về lý thuyết, cuộc chiến tại Iraq đã khép lại sau ngày 31/8 vừa qua, khi những người lính cuối cùng của lực lượng chiến đấu Mỹ rời khỏi lãnh thổ quốc gia vùng Vịnh này.
Thế nhưng, trên thực tế, có lẽ cuộc chiến tại Iraq còn lâu mới có hồi kết thực sự bởi lực lượng Mỹ sẽ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện tại đây. Iraq còn lâu mới có đủ khả năng đảm bảo an ninh cho chính mình. Bất ổn chính trị và nội chiến là những nguy cơ hiện hữu đối với mảnh đất này.
Chắc chắn, những con số thương vong của dân thường Iraq và binh lính Mỹ cùng những khoản tiền khổng lồ chi cho cỗ máy chiến tranh sẽ để lại những khoảng lặng trong lòng nước Mỹ.
Trong khi đó, chiến trường Afghanistan vẫn ngổn ngang. Washington vẫn chưa có lời giải dù ngày rút quân đã được ấn định vào tháng 7/2011.
Gần 9 năm về trước, hơn 40 nước trên thế giới đã bị cuốn vào cuộc chiến chống khủng bố do chính quyền George.W.Bush phát động ngày 7/10/2001 sau khi chính quyền Taliban ở Afghanistan từ chối giao nộp trùm khủng bố Osama Bin Laden.
Với sức mạnh quân sự áp đảo cùng khẩu hiệu “chống khủng bố," Tổng thống Bush không mấy khó khăn lật đổ chính quyền Taliban. Tuy nhiên, đó không phải là hồi cuối mà là chương mở đầu cho sự can dự tới mức sa lầy của Mỹ tại quốc gia Nam Á này.
Sau chiến dịch của Mỹ và đồng minh cuối năm 2001, lực lượng Taliban đã bị đánh tơi tả. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, từ năm 2003, tàn quân Taliban đã tập hợp lại lực lượng và gia tăng các hoạt động chống lại sự chiếm đóng của Mỹ và liên quân.
Tình hình an ninh tại Afghanistan ngày càng nghiêm trọng. Bạo lực không ngừng leo thang, trong khi làn sóng biểu tình phản đối cuộc chiến trong người dân Mỹ ngày một dâng cao. Điều đáng nói là chính quyền do Mỹ dựng lên ở Afghanistan, dù được cung cấp rất nhiều viện trợ trong 9 năm qua, vẫn chưa thể “đứng trên đôi chân của chính mình.”
Sự kiện 11/9/2001 đã buộc Washington phải nhìn nhận lại mình. Dưới thời cựu Tổng thống Bush của đảng Cộng hòa, sự "nhìn nhận lại" này đồng nghĩa với việc phát động chiến tranh nhằm vớt vát hình ảnh của nước Mỹ dưới cái tên mỹ miều "chống khủng bố."
Không thể phủ nhận là các nỗ lực chống khủng bố đã mang lại những kết quả nhất định bởi từ năm 2001, nước Mỹ không còn phải chứng kiến một vụ tấn công khủng bố lớn nào. Mạng lưới Al Qaeda cũng bị kiềm chế và khó tấn công vào nước Mỹ hơn. Thế nhưng, số vụ khủng bố mang tính trả đũa của các tổ chức cực đoan vẫn xảy ra thường xuyên với nhiều quy mô khác nhau trên toàn cầu.
Chiến tranh không bao giờ là giải pháp hòa bình. Sa lầy vào cái gọi là cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Kinh tế suy thoái. Nơm nớp lo sợ âm mưu đánh bom… Tất cả cho thấy một nước Mỹ, dù hùng mạnh đến đâu, vẫn không thể "đơn thương độc mã."
Nghịch lý sức mạnh Mỹ chính là một cơ thể đang yếu đi vì theo đuổi cái bóng của chính mình. Chiến lược đánh phủ đầu và tự do hành động trong quá khứ không những không mang lại hiệu quả mà còn làm hình ảnh nước Mỹ thêm lu mờ.
Ý thức rõ rệt điều này, ngay sau khi lên nắm quyền hồi tháng Giêng năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối ngoại theo hướng đoạn tuyệt với học thuyết Bush, thừa nhận rằng nước Mỹ không thể đơn phương hành động, rằng thế giới cần định hình một trật tự mới và đặt quan hệ quốc tế vào vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Washington.
Dù chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama được ghi nhận là đạt được những hiệu quả đáng kể, song những khó khăn về kinh tế và cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đang tới gần là những vấn đề khiến giới chức Mỹ đau đầu.
Người dân đang mất niềm tin vào đảng Dân chủ trong vấn đề kinh tế và lợi thế đang nghiêng về phe Cộng hòa. Trên bức phông ấy, sự kiện 11/9 cùng kế hoạch của một linh mục đốt các cuốn kinh Koran của người Hồi giáo chồng chất thêm khó khăn cho chính quyền Obama.
Gần một thập kỷ đã trôi qua, song những nỗi đau chiến tranh vẫn còn: một Iraq "tan đàn xẻ nghé" và một Afghanistan ngổn ngang. Vẫn còn đó những giọt nước mắt, những nỗi hoài nghi và những ám ảnh buồn về hình ảnh một nước Mỹ siêu cường./.
Và kèm với đó là cảm giác lo sợ, bất an, là nỗi ám ảnh về hình ảnh tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới (WTC), một trong những biểu tượng về sự thịnh vượng và hùng cường của nước Mỹ, trong chớp mắt chỉ còn là đống tro bụi.
Chín năm sau vụ khủng bố, nước Mỹ giờ đây vẫn đang loay hoay với chiến lược thoái lui khỏi chiến trường Afghanistan và tiếp tục đi tìm lại hình ảnh của chính mình.
Vụ khủng bố 11/9 đã kéo Mỹ vào hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, cuộc chiến chống khủng bố trên quy mô toàn cầu kèm theo những khoản tiền khổng lồ. Về lý thuyết, cuộc chiến tại Iraq đã khép lại sau ngày 31/8 vừa qua, khi những người lính cuối cùng của lực lượng chiến đấu Mỹ rời khỏi lãnh thổ quốc gia vùng Vịnh này.
Thế nhưng, trên thực tế, có lẽ cuộc chiến tại Iraq còn lâu mới có hồi kết thực sự bởi lực lượng Mỹ sẽ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện tại đây. Iraq còn lâu mới có đủ khả năng đảm bảo an ninh cho chính mình. Bất ổn chính trị và nội chiến là những nguy cơ hiện hữu đối với mảnh đất này.
Chắc chắn, những con số thương vong của dân thường Iraq và binh lính Mỹ cùng những khoản tiền khổng lồ chi cho cỗ máy chiến tranh sẽ để lại những khoảng lặng trong lòng nước Mỹ.
Trong khi đó, chiến trường Afghanistan vẫn ngổn ngang. Washington vẫn chưa có lời giải dù ngày rút quân đã được ấn định vào tháng 7/2011.
Gần 9 năm về trước, hơn 40 nước trên thế giới đã bị cuốn vào cuộc chiến chống khủng bố do chính quyền George.W.Bush phát động ngày 7/10/2001 sau khi chính quyền Taliban ở Afghanistan từ chối giao nộp trùm khủng bố Osama Bin Laden.
Với sức mạnh quân sự áp đảo cùng khẩu hiệu “chống khủng bố," Tổng thống Bush không mấy khó khăn lật đổ chính quyền Taliban. Tuy nhiên, đó không phải là hồi cuối mà là chương mở đầu cho sự can dự tới mức sa lầy của Mỹ tại quốc gia Nam Á này.
Sau chiến dịch của Mỹ và đồng minh cuối năm 2001, lực lượng Taliban đã bị đánh tơi tả. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, từ năm 2003, tàn quân Taliban đã tập hợp lại lực lượng và gia tăng các hoạt động chống lại sự chiếm đóng của Mỹ và liên quân.
Tình hình an ninh tại Afghanistan ngày càng nghiêm trọng. Bạo lực không ngừng leo thang, trong khi làn sóng biểu tình phản đối cuộc chiến trong người dân Mỹ ngày một dâng cao. Điều đáng nói là chính quyền do Mỹ dựng lên ở Afghanistan, dù được cung cấp rất nhiều viện trợ trong 9 năm qua, vẫn chưa thể “đứng trên đôi chân của chính mình.”
Sự kiện 11/9/2001 đã buộc Washington phải nhìn nhận lại mình. Dưới thời cựu Tổng thống Bush của đảng Cộng hòa, sự "nhìn nhận lại" này đồng nghĩa với việc phát động chiến tranh nhằm vớt vát hình ảnh của nước Mỹ dưới cái tên mỹ miều "chống khủng bố."
Không thể phủ nhận là các nỗ lực chống khủng bố đã mang lại những kết quả nhất định bởi từ năm 2001, nước Mỹ không còn phải chứng kiến một vụ tấn công khủng bố lớn nào. Mạng lưới Al Qaeda cũng bị kiềm chế và khó tấn công vào nước Mỹ hơn. Thế nhưng, số vụ khủng bố mang tính trả đũa của các tổ chức cực đoan vẫn xảy ra thường xuyên với nhiều quy mô khác nhau trên toàn cầu.
Chiến tranh không bao giờ là giải pháp hòa bình. Sa lầy vào cái gọi là cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Kinh tế suy thoái. Nơm nớp lo sợ âm mưu đánh bom… Tất cả cho thấy một nước Mỹ, dù hùng mạnh đến đâu, vẫn không thể "đơn thương độc mã."
Nghịch lý sức mạnh Mỹ chính là một cơ thể đang yếu đi vì theo đuổi cái bóng của chính mình. Chiến lược đánh phủ đầu và tự do hành động trong quá khứ không những không mang lại hiệu quả mà còn làm hình ảnh nước Mỹ thêm lu mờ.
Ý thức rõ rệt điều này, ngay sau khi lên nắm quyền hồi tháng Giêng năm ngoái, Tổng thống Barack Obama đã có những điều chỉnh nhất định trong chính sách đối ngoại theo hướng đoạn tuyệt với học thuyết Bush, thừa nhận rằng nước Mỹ không thể đơn phương hành động, rằng thế giới cần định hình một trật tự mới và đặt quan hệ quốc tế vào vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Washington.
Dù chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama được ghi nhận là đạt được những hiệu quả đáng kể, song những khó khăn về kinh tế và cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ đang tới gần là những vấn đề khiến giới chức Mỹ đau đầu.
Người dân đang mất niềm tin vào đảng Dân chủ trong vấn đề kinh tế và lợi thế đang nghiêng về phe Cộng hòa. Trên bức phông ấy, sự kiện 11/9 cùng kế hoạch của một linh mục đốt các cuốn kinh Koran của người Hồi giáo chồng chất thêm khó khăn cho chính quyền Obama.
Gần một thập kỷ đã trôi qua, song những nỗi đau chiến tranh vẫn còn: một Iraq "tan đàn xẻ nghé" và một Afghanistan ngổn ngang. Vẫn còn đó những giọt nước mắt, những nỗi hoài nghi và những ám ảnh buồn về hình ảnh một nước Mỹ siêu cường./.
(TTXVN/Vietnam+)