Lai Châu là tỉnh vùng cao, biên giới, trong đó dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn.
Do nhận thức về pháp luật, về xã hội của đồng bào còn nhiều hạn chế nên nhiều người dân nơi đây đã dễ dàng mắc phải bẫy của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm mua bán người.
Hơn nữa, Lai Châu có hơn 265km đường biên giới thuộc 4 huyện với hơn 20 xã biên giới, tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trên tuyến biên giới này còn có 2 cửa khẩu quốc gia và nhiều đường tiểu mạch qua lại hai bên…
Trên thực tế hiện có sự chênh lệch cao về giới tính trong xã hội ở phía giáp ranh (thuộc Trung Quốc). Người dân tộc thiểu số ở khu vực này của Trung Quốc có phong tục, tập quán, điều kiện sống khá tương đồng với đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu. Nên phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu được những người tương đồng này ở Trung Quốc mua về làm vợ với giá rất cao, từ hàng chục triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/1 người. Chính yếu tố này đã thúc đẩy tư tưởng hám lợi của các đối tượng phạm tội mua bán người.
Theo thống kê của Công an tỉnh Lai Châu, từ năm 2005 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 100 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, bắt giữ hơn 160 đối tượng và giải cứu được hơn 70 nạn nhân.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Lai Châu đã phát hiện gần 20 vụ mua bán người, mua bán phụ nữ, trẻ em và bắt giữ gần 30 đối tượng. Trong khi đó, hiện nay trên địa bàn Lai Châu còn đến hơn 550 người bỏ nhà đi khỏi địa phương, trong đó chủ yếu là phụ nữ…
Qua thực tiễn đấu tranh, điều tra về loại tội phạm này, Thượng tá Phí Quang Khi, Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm hình sự (Công an tỉnh Lai Châu) cho biết các nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc là do họ cả tin vào viễn cảnh sang nước này không phải lao động mà vẫn được sung sướng.
Nhiều nạn nhân do đời sống kinh tế gặp khó khăn, mâu thuẫn vợ chồng, đang chán nản thì bị đối tượng lợi dụng rủ sang Trung Quốc chơi, tìm việc làm, xem lễ hội rồi bị ép, bán cho đối tượng người Trung Quốc đã móc nối từ trước.
Nhiều nạn nhân nữ, tuổi mới lớn bị đối tượng giả vờ yêu, rủ đi chơi, mua sắm rồi bán luôn sang Trung Quốc. Có nạn nhân thì bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc bán. Cá biệt có trường hợp nạn nhân đồng ý cho đối tượng bán mình vào động mại dâm, nhà chứa bên Trung Quốc. Và còn có cả trường hợp người thân trong cùng họ hàng cũng bán nhau.
Có trường hợp đối tượng trước đây là nạn nhân bị bán nay lại quay trở lại Việt Nam dụ dỗ, lừa phụ nữ, trẻ em đưa sang Trung Quốc bán. Gần đây, nhiều đối tượng phạm tội này còn triệt để sử dụng điện thoại di động, Internet để liên lạc làm quen, tán tỉnh, dụ dỗ nạn nhân.
Hơn thế, hầu hết các vụ mua bán người thường diễn ra tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi hẻo lánh. Cả đối tượng phạm tội mua bán người và nạn nhân đều là những người dân tộc thiểu số. Đa số các vụ án xảy ra trên địa bàn, đối tượng phạm tội ở Lai Châu và một số tỉnh lân cận đều có sự câu kết với đối tượng người Trung Quốc hình thành đường dây. Trong đường dây này, chủ yếu đối tượng là người Trung Quốc làm chủ mưu.
Chúng tìm hiểu kỹ về địa bàn, đường đi lối lại, cách thức dẫn đưa nạn nhân. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội các đối tượng có sự phân công nhau thực hiện như phân công đối tượng chở nạn nhân, đối tượng đi trước nắm tình hình hoạt động công tác của lực lượng chức năng... Bên cạnh đó, nạn nhân và người thân trong gia đình họ vì nhiều lý do như xấu hổ, có quan hệ họ hàng với đối tượng, nên chưa tích cực tố giác tội phạm.
Chính vì vậy mà cơ quan chức năng Lai Châu gặp nhiều khó khăn từ khâu đi lại xác minh đến công tác đấu tranh, điều tra, bắt giữ, xét hỏi, giải cứu nạn nhân, xử lý án.
Từ thực trạng này Lai Châu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là phát huy vai trò của Hội phụ nữ các cấp...
Là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, trong thời gian qua, Công an tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống mua bán người, đồng thời triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tấn công trấn áp loại tội phạm này.
Để công tác phòng chống tội phạm mua bán người đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc đấu tranh của lực lượng nòng cốt, Công an, Biên phòng thì cũng rất cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương sở tại và ý thức cảnh giác của mỗi người dân./.
Do nhận thức về pháp luật, về xã hội của đồng bào còn nhiều hạn chế nên nhiều người dân nơi đây đã dễ dàng mắc phải bẫy của các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm mua bán người.
Hơn nữa, Lai Châu có hơn 265km đường biên giới thuộc 4 huyện với hơn 20 xã biên giới, tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Trên tuyến biên giới này còn có 2 cửa khẩu quốc gia và nhiều đường tiểu mạch qua lại hai bên…
Trên thực tế hiện có sự chênh lệch cao về giới tính trong xã hội ở phía giáp ranh (thuộc Trung Quốc). Người dân tộc thiểu số ở khu vực này của Trung Quốc có phong tục, tập quán, điều kiện sống khá tương đồng với đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu. Nên phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lai Châu được những người tương đồng này ở Trung Quốc mua về làm vợ với giá rất cao, từ hàng chục triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng/1 người. Chính yếu tố này đã thúc đẩy tư tưởng hám lợi của các đối tượng phạm tội mua bán người.
Theo thống kê của Công an tỉnh Lai Châu, từ năm 2005 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 100 vụ mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, bắt giữ hơn 160 đối tượng và giải cứu được hơn 70 nạn nhân.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Lai Châu đã phát hiện gần 20 vụ mua bán người, mua bán phụ nữ, trẻ em và bắt giữ gần 30 đối tượng. Trong khi đó, hiện nay trên địa bàn Lai Châu còn đến hơn 550 người bỏ nhà đi khỏi địa phương, trong đó chủ yếu là phụ nữ…
Qua thực tiễn đấu tranh, điều tra về loại tội phạm này, Thượng tá Phí Quang Khi, Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm hình sự (Công an tỉnh Lai Châu) cho biết các nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc là do họ cả tin vào viễn cảnh sang nước này không phải lao động mà vẫn được sung sướng.
Nhiều nạn nhân do đời sống kinh tế gặp khó khăn, mâu thuẫn vợ chồng, đang chán nản thì bị đối tượng lợi dụng rủ sang Trung Quốc chơi, tìm việc làm, xem lễ hội rồi bị ép, bán cho đối tượng người Trung Quốc đã móc nối từ trước.
Nhiều nạn nhân nữ, tuổi mới lớn bị đối tượng giả vờ yêu, rủ đi chơi, mua sắm rồi bán luôn sang Trung Quốc. Có nạn nhân thì bị bắt cóc đưa sang Trung Quốc bán. Cá biệt có trường hợp nạn nhân đồng ý cho đối tượng bán mình vào động mại dâm, nhà chứa bên Trung Quốc. Và còn có cả trường hợp người thân trong cùng họ hàng cũng bán nhau.
Có trường hợp đối tượng trước đây là nạn nhân bị bán nay lại quay trở lại Việt Nam dụ dỗ, lừa phụ nữ, trẻ em đưa sang Trung Quốc bán. Gần đây, nhiều đối tượng phạm tội này còn triệt để sử dụng điện thoại di động, Internet để liên lạc làm quen, tán tỉnh, dụ dỗ nạn nhân.
Hơn thế, hầu hết các vụ mua bán người thường diễn ra tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi hẻo lánh. Cả đối tượng phạm tội mua bán người và nạn nhân đều là những người dân tộc thiểu số. Đa số các vụ án xảy ra trên địa bàn, đối tượng phạm tội ở Lai Châu và một số tỉnh lân cận đều có sự câu kết với đối tượng người Trung Quốc hình thành đường dây. Trong đường dây này, chủ yếu đối tượng là người Trung Quốc làm chủ mưu.
Chúng tìm hiểu kỹ về địa bàn, đường đi lối lại, cách thức dẫn đưa nạn nhân. Quá trình thực hiện hành vi phạm tội các đối tượng có sự phân công nhau thực hiện như phân công đối tượng chở nạn nhân, đối tượng đi trước nắm tình hình hoạt động công tác của lực lượng chức năng... Bên cạnh đó, nạn nhân và người thân trong gia đình họ vì nhiều lý do như xấu hổ, có quan hệ họ hàng với đối tượng, nên chưa tích cực tố giác tội phạm.
Chính vì vậy mà cơ quan chức năng Lai Châu gặp nhiều khó khăn từ khâu đi lại xác minh đến công tác đấu tranh, điều tra, bắt giữ, xét hỏi, giải cứu nạn nhân, xử lý án.
Từ thực trạng này Lai Châu đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là phát huy vai trò của Hội phụ nữ các cấp...
Là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, trong thời gian qua, Công an tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng chống mua bán người, đồng thời triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tấn công trấn áp loại tội phạm này.
Để công tác phòng chống tội phạm mua bán người đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc đấu tranh của lực lượng nòng cốt, Công an, Biên phòng thì cũng rất cần sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương sở tại và ý thức cảnh giác của mỗi người dân./.
Nguyễn Công Hải (Vietnam+)