Ngày 12/12, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét sử công khai vụ án bốn bị cáo hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Các bị cáo gồm Tráng A Chớ, sinh năm 1985, thường trú tại bản Nậm Xả, xã Mường Tong, huyện Mường Nhé (Điện Biên) cùng Giàng A Lồng (Nhè Chinh), sinh năm 1974, thường trú tại bản Pho 1, xã biên giới Pa Tần và Lý A Di, sinh năm 1980, Hầu A Giàng, sinh năm 1974 cùng thường trú tại bản Nà Phân, xã Pu Sam Cáp, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu).
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, cùng lời khai của các bị cáo phiên tòa, xét tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu đã tuyên phạt Tráng A Chớ mức án 7 năm tù; mỗi bị cáo Giàng A Lồng, Lý A Di và Hầu A Giàng bị tuyên phạt 3 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu, tháng 7/2011, Tráng A Chớ bị Công an tỉnh Điện Biên truy nã về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nên Chớ đã bỏ trốn đến địa bàn huyện biên giới Sìn Hồ... Trong thời gian này, Chớ đã tuyên truyền cho nhiều đối tượng ở huyện Sìn Hồ trong đó có Giàng A Lồng, Lý A Di và Hầu A Giàng về thành lập nhà nước Mông để thay thế Nhà nước Việt Nam.
Theo luận điệu tuyên truyền của Chớ thì nhà nước Mông là Nhà nước không làm cũng có ăn, ai tham gia giúp đỡ Chớ thì sau này sẽ được sắp xếp một vị trí nhất định trong tổ chức nhà nước Mông và được hưởng cuộc sống sung sướng.
Để nhanh chóng thành lập nhà nước Mông, Chớ đã thành lập nhóm “Bảy cánh” trên địa bàn huyện Sìn Hồ. Sau khi nhận lời tham gia tổ chức, Chớ phân công cho Giàng, Di, Lầu hoạt động trong nhóm “Bảy cánh.”
Mỗi đối tượng đều có một bí danh, bí số riêng nhằm đảm bảo bí mật, thuận tiện cho liên lạc, tránh sự phát hiện của chính quyền địa phương.
Giàng A Lồng có nhiệm vụ tuyên truyền, rủ rê các đối tượng khác bằng hình ảnh nhà nước Mông, quân đội, công an Mông trong điện thoại di động. Ngoài ra, Lồng còn có nhiệm vụ mua vải để may quân phục quân đội, công an Mông, mua kim loại đồng về đúc quân hàm, sao mũ. Lý A Di chịu trách nhiệm giám sát, đốc thúc việc may quân phục, Hầu A Giàng trực tiếp tham gia may quân phục.
Đến thời điểm bị cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ, nhóm “Bảy cánh” do Tráng A Chớ cầm đầu đã may được bốn bộ quần áo màu ghi nhạt chưa đính khuy, một bộ may chưa hoàn chỉnh, hai bộ quần áo màu xanh đen, bốn chiếc mũ may kiểu mũ kêpi màu ghi và bốn bộ cầu vai. Tất cả đều được các đối tượng cất giấu trong một cái hòm gỗ, chôn dưới gầm giường, ở lán nương của Lý A Di và Hầu A Giàng.
Trong quá trình phạm tội ở tỉnh Điện Biên, Chớ đã soạn thảo tài liệu để thành lập tổ chức nhà nước Mông. Chớ dự kiến mô hình gồm người đứng đầu nhà nước, người cầm đầu lực lượng quân đội, công an, người quản lý tài liệu, người quản lý tài chính.
Chớ trực tiếp chủ trì nhiều cuộc họp và phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng trong tổ chức trong đó có Lồng, Di, Giàng tiến hành hoạt động vũ trang để cướp chính quyền hiện tại thành lập nhà nước Mông tại địa bàn huyện Mường Nhé.
Trong quá trình điều tra, các bị cáo đều có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, các bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế..../
Các bị cáo gồm Tráng A Chớ, sinh năm 1985, thường trú tại bản Nậm Xả, xã Mường Tong, huyện Mường Nhé (Điện Biên) cùng Giàng A Lồng (Nhè Chinh), sinh năm 1974, thường trú tại bản Pho 1, xã biên giới Pa Tần và Lý A Di, sinh năm 1980, Hầu A Giàng, sinh năm 1974 cùng thường trú tại bản Nà Phân, xã Pu Sam Cáp, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu).
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ, cùng lời khai của các bị cáo phiên tòa, xét tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu đã tuyên phạt Tráng A Chớ mức án 7 năm tù; mỗi bị cáo Giàng A Lồng, Lý A Di và Hầu A Giàng bị tuyên phạt 3 năm tù về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lai Châu, tháng 7/2011, Tráng A Chớ bị Công an tỉnh Điện Biên truy nã về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nên Chớ đã bỏ trốn đến địa bàn huyện biên giới Sìn Hồ... Trong thời gian này, Chớ đã tuyên truyền cho nhiều đối tượng ở huyện Sìn Hồ trong đó có Giàng A Lồng, Lý A Di và Hầu A Giàng về thành lập nhà nước Mông để thay thế Nhà nước Việt Nam.
Theo luận điệu tuyên truyền của Chớ thì nhà nước Mông là Nhà nước không làm cũng có ăn, ai tham gia giúp đỡ Chớ thì sau này sẽ được sắp xếp một vị trí nhất định trong tổ chức nhà nước Mông và được hưởng cuộc sống sung sướng.
Để nhanh chóng thành lập nhà nước Mông, Chớ đã thành lập nhóm “Bảy cánh” trên địa bàn huyện Sìn Hồ. Sau khi nhận lời tham gia tổ chức, Chớ phân công cho Giàng, Di, Lầu hoạt động trong nhóm “Bảy cánh.”
Mỗi đối tượng đều có một bí danh, bí số riêng nhằm đảm bảo bí mật, thuận tiện cho liên lạc, tránh sự phát hiện của chính quyền địa phương.
Giàng A Lồng có nhiệm vụ tuyên truyền, rủ rê các đối tượng khác bằng hình ảnh nhà nước Mông, quân đội, công an Mông trong điện thoại di động. Ngoài ra, Lồng còn có nhiệm vụ mua vải để may quân phục quân đội, công an Mông, mua kim loại đồng về đúc quân hàm, sao mũ. Lý A Di chịu trách nhiệm giám sát, đốc thúc việc may quân phục, Hầu A Giàng trực tiếp tham gia may quân phục.
Đến thời điểm bị cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ, nhóm “Bảy cánh” do Tráng A Chớ cầm đầu đã may được bốn bộ quần áo màu ghi nhạt chưa đính khuy, một bộ may chưa hoàn chỉnh, hai bộ quần áo màu xanh đen, bốn chiếc mũ may kiểu mũ kêpi màu ghi và bốn bộ cầu vai. Tất cả đều được các đối tượng cất giấu trong một cái hòm gỗ, chôn dưới gầm giường, ở lán nương của Lý A Di và Hầu A Giàng.
Trong quá trình phạm tội ở tỉnh Điện Biên, Chớ đã soạn thảo tài liệu để thành lập tổ chức nhà nước Mông. Chớ dự kiến mô hình gồm người đứng đầu nhà nước, người cầm đầu lực lượng quân đội, công an, người quản lý tài liệu, người quản lý tài chính.
Chớ trực tiếp chủ trì nhiều cuộc họp và phân công nhiệm vụ cho từng đối tượng trong tổ chức trong đó có Lồng, Di, Giàng tiến hành hoạt động vũ trang để cướp chính quyền hiện tại thành lập nhà nước Mông tại địa bàn huyện Mường Nhé.
Trong quá trình điều tra, các bị cáo đều có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình, các bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế..../
Công Hải-Mạnh Hùng (TTXVN)