Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần qua, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng bằng VND có xu hướng giảm ở hầu hết các kỳ, với các mức giảm từ 0,03 điểm % đến 0,41 điểm %.
Riêng lãi suất kỳ hạn 2 tuần và 12 tháng tăng so với kỳ trước lần lượt tăng 0,43 điểm % và 0,01 điểm %; lãi suất kỳ hạn 6 tháng không thay đổi.
Lãi suất bình quân qua đêm tiếp tục giảm 0,41 điểm % xuống còn 10,89%. Lãi suất các kỳ hạn từ 2 tuần trở lên vẫn dao động quanh các mức 13%-13,5%.
Đối với các giao dịch bằng USD, so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước, lãi suất bình quân USD tuần này có xu hướng giảm đối với các kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống, với các mức giảm phổ biến từ 0,33 điểm % đến 0,84 điểm %; trong đó giảm mạnh nhất là lãi suất kỳ hạn 3 tháng từ 2,61% kỳ trước xuống còn 1,77% (giảm 0,84 điểm %); riêng kỳ hạn qua đêm và 1 tháng lãi suất không thay đổi.
Lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng lần lượt 0,37% và 3,11%. Lãi suất bình quân qua đêm ở mức 0,48%/năm; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,61% đến 3,91%/năm.
Kỳ này không phát sinh giao dịch USD không kỳ hạn; giao dịch USD kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng phát sinh không đáng kể.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động tuần qua ít biến động, phổ biến ở mức 13,5-14%/năm. Nhiều Ngân hàng thương mại triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng như Agribank, PG Bank, Maritime Bank.
Lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 16-18%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18-20%/năm.
Còn đối với lãi suất huy động USD, các ngân hàng thương mại nhà nước điều chỉnh tăng khoảng 0,3-0,5%/năm, tương đương với mức lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.
Hiện nay, lãi suất tiết kiệm USD phổ biến ở mức: Không kỳ hạn từ 0,2-0,5%/năm, dưới 12 tháng từ 4,2-5,8%/năm, trên 12 tháng từ 4,5-6,0%.
Lãi suất cho vay USD ít biến động phổ biến ở mức 6-6,6%/năm đối với ngắn hạn, 7-8%/năm đối với trung và dài hạn./.
Riêng lãi suất kỳ hạn 2 tuần và 12 tháng tăng so với kỳ trước lần lượt tăng 0,43 điểm % và 0,01 điểm %; lãi suất kỳ hạn 6 tháng không thay đổi.
Lãi suất bình quân qua đêm tiếp tục giảm 0,41 điểm % xuống còn 10,89%. Lãi suất các kỳ hạn từ 2 tuần trở lên vẫn dao động quanh các mức 13%-13,5%.
Đối với các giao dịch bằng USD, so với mặt bằng lãi suất bình quân tuần trước, lãi suất bình quân USD tuần này có xu hướng giảm đối với các kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống, với các mức giảm phổ biến từ 0,33 điểm % đến 0,84 điểm %; trong đó giảm mạnh nhất là lãi suất kỳ hạn 3 tháng từ 2,61% kỳ trước xuống còn 1,77% (giảm 0,84 điểm %); riêng kỳ hạn qua đêm và 1 tháng lãi suất không thay đổi.
Lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tăng lần lượt 0,37% và 3,11%. Lãi suất bình quân qua đêm ở mức 0,48%/năm; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại dao động từ 0,61% đến 3,91%/năm.
Kỳ này không phát sinh giao dịch USD không kỳ hạn; giao dịch USD kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng phát sinh không đáng kể.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động tuần qua ít biến động, phổ biến ở mức 13,5-14%/năm. Nhiều Ngân hàng thương mại triển khai chương trình tiết kiệm dự thưởng như Agribank, PG Bank, Maritime Bank.
Lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5%/năm; đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác từ 16-18%/năm; đối với lĩnh vực phi sản xuất từ 18-20%/năm.
Còn đối với lãi suất huy động USD, các ngân hàng thương mại nhà nước điều chỉnh tăng khoảng 0,3-0,5%/năm, tương đương với mức lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.
Hiện nay, lãi suất tiết kiệm USD phổ biến ở mức: Không kỳ hạn từ 0,2-0,5%/năm, dưới 12 tháng từ 4,2-5,8%/năm, trên 12 tháng từ 4,5-6,0%.
Lãi suất cho vay USD ít biến động phổ biến ở mức 6-6,6%/năm đối với ngắn hạn, 7-8%/năm đối với trung và dài hạn./.
Thúy Hà (Vietnam+)