Nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng cao, trong khi với khả năng hiện nay của mình các tập đoàn lớn như Điện lực, Than, Dầu khí không kịp đáp ứng. Do vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay không những góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia mà còn tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho nền kinh tế.
Trong những năm qua, tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là điện năng luôn là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ. Do đó, đã có nhiều văn bản, chính sách được ban hành nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhờ đó, hoạt động tiết kiệm năng lượng đã có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc cắt giảm chi phí ít nhất 10% cho tiêu dùng điện của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước theo chỉ thị của Chính phủ cũng còn hạn chế.
Nguyên nhân này xuất phát từ sự thiếu tự giác khi họ cho rằng “không phải tiền mình.” Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng cao, quy trình quản lý sử dụng năng lượng chưa được cải tiến.
Ngoài ra, hiện tượng sử dụng điện lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến, nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng đường phố.
Theo Bộ Công Thương, qua các chương trình kiểm toán năng lượng và kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành công nghiệp như ximăng, thép, giấy, hóa chất là rất lớn.
Kết quả kiểm toán năng lượng tại năm nhà máy ximăng cho thấy, mức tiết kiệm điện trung bình đạt khoảng 50,8 kWh/tấn ximăng; còn tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp thép khá cao so với thông lệ quốc tế; với các nhà máy nhựa, mức tiêu thụ điện trung bình là 1,85 kWh/kg.
Theo ước tính, nếu giảm được 10% năng lượng từ các ngành này đồng nghĩa với việc tiết kiệm được 7,7 tỷ kWh, tương đương với 1 triệu USD.
Với các tòa nhà, mặc dù tiêu thụ năng lượng ở mức độ lớn nhưng tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ. Đối với các tòa nhà xây mới, tiềm năng tiết kiệm khoảng 30-40%, còn những tòa nhà cải tạo lại khả năng tiết kiệm có thể lên tới 15-25%.
Đánh giá về công tác tiết kiệm điện, Phó Trưởng ban Kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Viết Nguyên cho biết, từ năm 2006-2012 tổng lượng điện tiết kiệm điện của toàn quốc đạt 8 tỷ kWh, số tiền tiết kiệm được mỗi năm lên đến là hàng nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã tạo được sự lan tỏa và chuyển biến tích cực trong nhận thức cộng đồng người dân và doanh nghiệp.
Do đó, ông Nguyên cho rằng, để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn nữa, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức của toàn dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như xây dựng và ban hành cơ chế giá điện theo hướng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm đặc biệt, yêu cầu các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị có hiệu suất cao và tiết kiệm điện đối với các ngành sử dụng nhiều điện như xi măng, sắt thép, hóa chất...
Bên cạnh đó, EVN đề nghị Bộ Công Thương sớm ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực. Đồng thời chỉ đạo các sở công thương sớm lập danh sách các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm cho năm 2012 và 2013 yêu cầu các đơn vị này thực hiện các nhiệm vụ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đặc biệt là thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có sử dụng điện từ 500kV trở lên hoặc có điện năng tiêu thụ từ 3 triệu kWh trở lên theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả./.
Trong những năm qua, tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là điện năng luôn là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ. Do đó, đã có nhiều văn bản, chính sách được ban hành nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhờ đó, hoạt động tiết kiệm năng lượng đã có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là việc cắt giảm chi phí ít nhất 10% cho tiêu dùng điện của các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước theo chỉ thị của Chính phủ cũng còn hạn chế.
Nguyên nhân này xuất phát từ sự thiếu tự giác khi họ cho rằng “không phải tiền mình.” Đó là chưa kể đến việc nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu hao năng lượng cao, quy trình quản lý sử dụng năng lượng chưa được cải tiến.
Ngoài ra, hiện tượng sử dụng điện lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến, nhất là ở khu vực công cộng, trụ sở cơ quan, chiếu sáng quảng cáo, chiếu sáng đường phố.
Theo Bộ Công Thương, qua các chương trình kiểm toán năng lượng và kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành công nghiệp như ximăng, thép, giấy, hóa chất là rất lớn.
Kết quả kiểm toán năng lượng tại năm nhà máy ximăng cho thấy, mức tiết kiệm điện trung bình đạt khoảng 50,8 kWh/tấn ximăng; còn tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp thép khá cao so với thông lệ quốc tế; với các nhà máy nhựa, mức tiêu thụ điện trung bình là 1,85 kWh/kg.
Theo ước tính, nếu giảm được 10% năng lượng từ các ngành này đồng nghĩa với việc tiết kiệm được 7,7 tỷ kWh, tương đương với 1 triệu USD.
Với các tòa nhà, mặc dù tiêu thụ năng lượng ở mức độ lớn nhưng tiềm năng tiết kiệm cũng không nhỏ. Đối với các tòa nhà xây mới, tiềm năng tiết kiệm khoảng 30-40%, còn những tòa nhà cải tạo lại khả năng tiết kiệm có thể lên tới 15-25%.
Đánh giá về công tác tiết kiệm điện, Phó Trưởng ban Kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Viết Nguyên cho biết, từ năm 2006-2012 tổng lượng điện tiết kiệm điện của toàn quốc đạt 8 tỷ kWh, số tiền tiết kiệm được mỗi năm lên đến là hàng nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã tạo được sự lan tỏa và chuyển biến tích cực trong nhận thức cộng đồng người dân và doanh nghiệp.
Do đó, ông Nguyên cho rằng, để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn nữa, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức của toàn dân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng như xây dựng và ban hành cơ chế giá điện theo hướng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm đặc biệt, yêu cầu các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị có hiệu suất cao và tiết kiệm điện đối với các ngành sử dụng nhiều điện như xi măng, sắt thép, hóa chất...
Bên cạnh đó, EVN đề nghị Bộ Công Thương sớm ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực. Đồng thời chỉ đạo các sở công thương sớm lập danh sách các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm cho năm 2012 và 2013 yêu cầu các đơn vị này thực hiện các nhiệm vụ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đặc biệt là thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có sử dụng điện từ 500kV trở lên hoặc có điện năng tiêu thụ từ 3 triệu kWh trở lên theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả./.
Văn Xuyên (TTXVN)