Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là địa phương nổi tiếng về nghề mây tre đan, móc sợi, thêu ren. Chỉ tính riêng nghề mây tre đan xuất khẩu, toàn huyện có hơn 700 cơ sở, tập trung ở hơn 40 xã với tổng sản phẩm hàng năm lên tới 4,6 triệu sản phẩm, cho doanh thu hàng chục tỷ đồng.
Trong số hơn 700 cơ sở sản xuất mây tre của huyện, đáng chú ý là doanh nghiệp mây tre Thanh Bình ở xã Thái Xuyên đã tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Doanh nghiệp mây tre Thanh Bình được thành lập cách đây chín năm. Ban đầu doanh nghiệp này chỉ có 30 lao động và phải đi làm gia công đặt hàng cho doanh nghiệp khác, đến nay doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu với nhiều đối tác nước ngoài.
Khi đến doanh nghiệp này, nhìn những kiện hàng ngất ngưởng, ít ai biết rằng nghề mây tre đan xuất khẩu của Thái Xuyên đã từng qua thời khốn khó, tưởng như lụi bại vào những năm thị trường Đông Âu biến động. Nhưng rất may, năm 2001, ông Tạ Thanh Bình nay là Giám đốc doanh nghiệp Thanh Bình, đã đứng ra đảm nhận một tổ sản xuất hàng xuất khẩu cho Công ty xuất nhập khẩu Thái Bình và mở rộng quy mô sản xuất.
Bây giờ, mặt hàng mây tre đan của Thanh Bình thường xuyên có mặt ở các nước Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Tây Âu. Không chỉ bà con ở xã Thái Xuyên mà còn hàng trăm cơ sở trong và ngoài huyện Thái Thụy làm vệ tinh sản xuất hàng mây tre cho Doanh nghiệp mây tre Thanh Bình. Cùng chính từ nghề này mà nhiều hộ gia đình ở đây đã tăng thu nhập và thoát nghèo.
Cũng như nhiều doanh nghiệp làng nghề khác, Doanh nghiệp Thanh Bình tận dụng nhà xưởng ở chính nhà dân. Người lao động nhận nguyên liệu và mẫu mã về nhà để tận dụng thời gian và lao động nhàn rỗi. Nhờ cách làm này mà doanh nghiệp đỡ lo mặt bằng sản xuất và kho chứa hàng, người lao động cũng có thể tranh thủ làm cả ban đêm, người già trẻ em đều có thể góp sức lao động làm tăng thu nhập gia đình.
Nhiều năm qua, ở Thái Xuyên đã hình thành các tổ hợp do người lao động tự làm dịch vụ hai đầu cho nghề mây tre đan. Các tổ hợp cung ứng nguyên liệu rất linh hoạt. Ai cần loại mây nào để sản xuất sản phẩm gì với số lượng bao nhiêu, cứ yêu cầu và định thời gian nhận, có người mang đến tận nhà.
Vì vậy, tại doanh nghiệp chỉ có 100 công nhân, chủ yếu là thiết kế mẫu mã, hướng dẫn nghề, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thu gom hàng... với thu nhập từ 1,8-2,5 triệu đồng/người/tháng. Hiện Thanh Bình còn đào tạo và mở thêm nghề móc sợi, tạo thu nhập cho lao động.
Năm 2009, tuy thị trường tiêu thụ sản phẩm có gặp khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu gần 30 tỷ đồng và nộp ngân sách gần i tỷ đồng. Tin tưởng vào cách làm ăn của Thanh Bình, hiện bà con ở Thái Xuyên hăng hái trồng mây quanh vườn, vừa làm giậu che chắn, vừa cung cấp nguyên liệu sản xuất mây tre đan.
Ông Bình cho biết hiện doanh nghiệp muốn đầu tư vùng nguyên liệu tại chỗ và mở rộng quy mô chế biến nguyên liệu nhưng “lực bất tòng tâm.” Địa phương cũng quan tâm cấp 5ha đất để xây dựng nhà xưởng chế biến nguyên liệu, doanh nghiệp cũng đã cử nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài để phục vụ cho mục đích phát triển sau này.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển và đảm bảo việc làm cho 20.000 lao động, doanh nghiệp cần được Nhà nước hỗ trợ về tài chính, công nghệ, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề…/.
Trong số hơn 700 cơ sở sản xuất mây tre của huyện, đáng chú ý là doanh nghiệp mây tre Thanh Bình ở xã Thái Xuyên đã tạo việc làm cho hơn 20.000 lao động.
Doanh nghiệp mây tre Thanh Bình được thành lập cách đây chín năm. Ban đầu doanh nghiệp này chỉ có 30 lao động và phải đi làm gia công đặt hàng cho doanh nghiệp khác, đến nay doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu với nhiều đối tác nước ngoài.
Khi đến doanh nghiệp này, nhìn những kiện hàng ngất ngưởng, ít ai biết rằng nghề mây tre đan xuất khẩu của Thái Xuyên đã từng qua thời khốn khó, tưởng như lụi bại vào những năm thị trường Đông Âu biến động. Nhưng rất may, năm 2001, ông Tạ Thanh Bình nay là Giám đốc doanh nghiệp Thanh Bình, đã đứng ra đảm nhận một tổ sản xuất hàng xuất khẩu cho Công ty xuất nhập khẩu Thái Bình và mở rộng quy mô sản xuất.
Bây giờ, mặt hàng mây tre đan của Thanh Bình thường xuyên có mặt ở các nước Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Tây Âu. Không chỉ bà con ở xã Thái Xuyên mà còn hàng trăm cơ sở trong và ngoài huyện Thái Thụy làm vệ tinh sản xuất hàng mây tre cho Doanh nghiệp mây tre Thanh Bình. Cùng chính từ nghề này mà nhiều hộ gia đình ở đây đã tăng thu nhập và thoát nghèo.
Cũng như nhiều doanh nghiệp làng nghề khác, Doanh nghiệp Thanh Bình tận dụng nhà xưởng ở chính nhà dân. Người lao động nhận nguyên liệu và mẫu mã về nhà để tận dụng thời gian và lao động nhàn rỗi. Nhờ cách làm này mà doanh nghiệp đỡ lo mặt bằng sản xuất và kho chứa hàng, người lao động cũng có thể tranh thủ làm cả ban đêm, người già trẻ em đều có thể góp sức lao động làm tăng thu nhập gia đình.
Nhiều năm qua, ở Thái Xuyên đã hình thành các tổ hợp do người lao động tự làm dịch vụ hai đầu cho nghề mây tre đan. Các tổ hợp cung ứng nguyên liệu rất linh hoạt. Ai cần loại mây nào để sản xuất sản phẩm gì với số lượng bao nhiêu, cứ yêu cầu và định thời gian nhận, có người mang đến tận nhà.
Vì vậy, tại doanh nghiệp chỉ có 100 công nhân, chủ yếu là thiết kế mẫu mã, hướng dẫn nghề, kiểm tra chất lượng sản phẩm, thu gom hàng... với thu nhập từ 1,8-2,5 triệu đồng/người/tháng. Hiện Thanh Bình còn đào tạo và mở thêm nghề móc sợi, tạo thu nhập cho lao động.
Năm 2009, tuy thị trường tiêu thụ sản phẩm có gặp khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn đạt doanh thu gần 30 tỷ đồng và nộp ngân sách gần i tỷ đồng. Tin tưởng vào cách làm ăn của Thanh Bình, hiện bà con ở Thái Xuyên hăng hái trồng mây quanh vườn, vừa làm giậu che chắn, vừa cung cấp nguyên liệu sản xuất mây tre đan.
Ông Bình cho biết hiện doanh nghiệp muốn đầu tư vùng nguyên liệu tại chỗ và mở rộng quy mô chế biến nguyên liệu nhưng “lực bất tòng tâm.” Địa phương cũng quan tâm cấp 5ha đất để xây dựng nhà xưởng chế biến nguyên liệu, doanh nghiệp cũng đã cử nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài để phục vụ cho mục đích phát triển sau này.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển và đảm bảo việc làm cho 20.000 lao động, doanh nghiệp cần được Nhà nước hỗ trợ về tài chính, công nghệ, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề…/.
Thanh Phú (TTXVN/Vietnam+)