Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định ông sẽ không để số phận của nhân vật tiết lộ thông tin tình báo đang trốn chạy Edward Snowden làm hỏng mối quan hệ giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc khi Washington đang mạnh miệng cảnh báo Ecuador không được cho Snowden tị nạn.
Nhà chức trách Mỹ hiện đang truy nã Snowden vì tiết lộ các chi tiết nhạy cảm của những chương trình do thám tuyệt mật rất lớn của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA). Nga cho biết Snowden đang ở trong khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Sheremetyevo (Mátxcơva) kể từ khi anh tới đây trên một chuyến bay từ Hong Kong ngày Chủ nhật.
Nhưng trong những diễn biến bí ẩn làm cả thế giới tò mò, không ai nhìn thấy Snowden ở sân bay và những kế hoạch đi lại của anh bị phủ một bức màn bí mật khi Snowden không lên chuyến bay đi Havana, Cuba vào ngày thứ Hai như tin tức trước đó.
Ecuador, được coi là điểm đến khả dĩ nhất, đã bác bỏ thông tin nói họ đã trao cho Snowden các giấy tờ “đảm bảo an toàn”. Tổng thống Ecuador Rafael Correa thông báo với các phóng viên ở Quito hôm 27/6 rằng chính quyền ông chưa xem xét vụ này. “Chúng tôi có thể sẽ xem xét, nhưng anh ta hiện đang ở Nga”, ông nói.
Đại sứ Ecuador tại Nga mới gặp Snowden một lần vào hôm thứ Hai ở khu vực quá cảnh sân bay Sheremetyevo (Mátxcơva) ông Correa cho biết thêm. Nhưng vụ việc đã khiến Mỹ và Ecuador lời qua tiếng lại gây gắt.
Số phận Snowden cũng có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Washington với Mátxcơva và Bắc Kinh, vốn không hòa thuận gì vì những bất đồng trong cách giải quyết xung đột ở Syria. Tuy nhiên, ông Obama đã nói rõ có những giới hạn với các nỗ lực của Mỹ trong việc bắt giữ Snowden.
“Tôi sẽ không triển khai các máy bay chiến đấu phản lực để bắt một tên tin tặc 29 tuổi,” ông nói ngày 27/6 trong chuyến thăm Senegal, nêu sai tuổi của kỹ thuật viên 30 tuổi từng làm việc cho NSA. Obama khẳng định ông không muốn làm hỏng quan hệ với Mátxcơva và Bắc Kinh vì Snowden, cho rằng các mối quan hệ đó rất rộng lớn và quan trọng. Ông cũng bác bỏ việc thương lượng về Snowden.
Obama nói ông chưa từng gọi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về vấn đề này. “Lý do là, thứ nhất, tôi không nên làm thế. Việc này thông thường là do các nhân viên thực thi pháp luật giữa các nước xử lý với nhau,” ông Obama nói.
Putin đã nói Mátxcơva không muốn Snowden ở lại lãnh thổ Nga, nhưng cũng bác bỏ áp lực của Mỹ buộc Nga phải trao trả Snowden. Hai nước hiện chưa có hiệp định dẫn độ. “Anh ta rời đây càng sớm thì càng tốt,” Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói.
Trong khi đó, ngày 27/6, Ecuador đã rút lui khỏi một hiệp định thương mại có mặt Mỹ, tuyên bố Washington đã biến nó thành một công cụ “để đe dọa kiểu tống tiền.” Mỹ đáp lại bằng cách nói với Quito rằng họ muốn duy trì quan hệ kinh tế tốt đẹp nhưng cảnh báo cho Snowden tị nạn sẽ gây ra “những khó khăn rất lớn” cho quan hệ song phương.
Từ một nước Nam Mỹ khác, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nói Caracas “gần như chắc chắn” sẽ cho Snowden tị nạn nếu anh nộp đơn. Maduro cũng là một nhà lãnh đạo cánh tả như Coarrea và cả hai dự kiến sẽ tới Mátxcơva tuần sau tham dự một cuộc gặp thượng đỉnh về năng lượng./.
Nhà chức trách Mỹ hiện đang truy nã Snowden vì tiết lộ các chi tiết nhạy cảm của những chương trình do thám tuyệt mật rất lớn của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA). Nga cho biết Snowden đang ở trong khu vực quá cảnh của sân bay quốc tế Sheremetyevo (Mátxcơva) kể từ khi anh tới đây trên một chuyến bay từ Hong Kong ngày Chủ nhật.
Nhưng trong những diễn biến bí ẩn làm cả thế giới tò mò, không ai nhìn thấy Snowden ở sân bay và những kế hoạch đi lại của anh bị phủ một bức màn bí mật khi Snowden không lên chuyến bay đi Havana, Cuba vào ngày thứ Hai như tin tức trước đó.
Ecuador, được coi là điểm đến khả dĩ nhất, đã bác bỏ thông tin nói họ đã trao cho Snowden các giấy tờ “đảm bảo an toàn”. Tổng thống Ecuador Rafael Correa thông báo với các phóng viên ở Quito hôm 27/6 rằng chính quyền ông chưa xem xét vụ này. “Chúng tôi có thể sẽ xem xét, nhưng anh ta hiện đang ở Nga”, ông nói.
Đại sứ Ecuador tại Nga mới gặp Snowden một lần vào hôm thứ Hai ở khu vực quá cảnh sân bay Sheremetyevo (Mátxcơva) ông Correa cho biết thêm. Nhưng vụ việc đã khiến Mỹ và Ecuador lời qua tiếng lại gây gắt.
Số phận Snowden cũng có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Washington với Mátxcơva và Bắc Kinh, vốn không hòa thuận gì vì những bất đồng trong cách giải quyết xung đột ở Syria. Tuy nhiên, ông Obama đã nói rõ có những giới hạn với các nỗ lực của Mỹ trong việc bắt giữ Snowden.
“Tôi sẽ không triển khai các máy bay chiến đấu phản lực để bắt một tên tin tặc 29 tuổi,” ông nói ngày 27/6 trong chuyến thăm Senegal, nêu sai tuổi của kỹ thuật viên 30 tuổi từng làm việc cho NSA. Obama khẳng định ông không muốn làm hỏng quan hệ với Mátxcơva và Bắc Kinh vì Snowden, cho rằng các mối quan hệ đó rất rộng lớn và quan trọng. Ông cũng bác bỏ việc thương lượng về Snowden.
Obama nói ông chưa từng gọi cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hay Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận về vấn đề này. “Lý do là, thứ nhất, tôi không nên làm thế. Việc này thông thường là do các nhân viên thực thi pháp luật giữa các nước xử lý với nhau,” ông Obama nói.
Putin đã nói Mátxcơva không muốn Snowden ở lại lãnh thổ Nga, nhưng cũng bác bỏ áp lực của Mỹ buộc Nga phải trao trả Snowden. Hai nước hiện chưa có hiệp định dẫn độ. “Anh ta rời đây càng sớm thì càng tốt,” Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov nói.
Trong khi đó, ngày 27/6, Ecuador đã rút lui khỏi một hiệp định thương mại có mặt Mỹ, tuyên bố Washington đã biến nó thành một công cụ “để đe dọa kiểu tống tiền.” Mỹ đáp lại bằng cách nói với Quito rằng họ muốn duy trì quan hệ kinh tế tốt đẹp nhưng cảnh báo cho Snowden tị nạn sẽ gây ra “những khó khăn rất lớn” cho quan hệ song phương.
Từ một nước Nam Mỹ khác, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nói Caracas “gần như chắc chắn” sẽ cho Snowden tị nạn nếu anh nộp đơn. Maduro cũng là một nhà lãnh đạo cánh tả như Coarrea và cả hai dự kiến sẽ tới Mátxcơva tuần sau tham dự một cuộc gặp thượng đỉnh về năng lượng./.
Trần Trọng (Vietnam+)