Trong phiên điều trần tại Hạ viện ngày 24/3, nhiều nhà lập pháp và chuyên gia Mỹ đã yêu cầu chính quyền Tổng thống Barack Obama tiến hành các biện pháp đa phương để chống lại chính sách tiền tệ bị cho là không linh hoạt của Trung Quốc.
Các nghị sỹ tham gia phiên điều trần đã yêu cầu chính quyền Obama tiến hành một diễn đàn đa phương, như trong Nhóm các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi (G20) hoặc tại các tổ chức khác để các nước khác, đặc biệt là một số nước láng giềng của Trung Quốc ở châu Á, có thể gây thêm sức ép đối với Trung Quốc.
Ông Fred Bergsten, cựu quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ, nói tại phiên điều trần rằng Mỹ phải sử dụng cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để gây sức ép với Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, Mỹ cũng cần đạt được sự ủng hộ của các nước châu Âu và càng nhiều nước đang phát triển là thành viên của IMF càng tốt để có được quyết định cho việc tiến hành một cuộc tham khảo ý kiến đặc biệt về vấn đề tiền tệ của Trung Quốc.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn, đang ở thăm Washington từ ngày 24-26/3 nhằm thảo luận những tranh chấp thương mại giữa hai bên, đã khẳng định "việc định giá lại đồng Nhân dân tệ (NDT) không phải là 'đơn thuốc tốt' để giải quyết các vấn đề."
Theo ông Chung Sơn, sự ổn định của đồng NDT có lợi cho kinh tế toàn cầu. Ông cũng nói rằng việc các nhà lập pháp Mỹ đe dọa sử dụng các biện pháp trừng phạt thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thay đổi chính sách tiền tệ hiện hành là "không chấp nhận được."
Một số quan chức Mỹ cho rằng đồng NDT của Trung Quốc đã bị đánh tụt giá trị từ 25% đến 40% so với đồng USD khiến Trung Quốc có lợi thế không công bằng trong thương mại.
Tuy nhiên, ông Chung Sơn cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là do "sự thay đổi trong phân chia lao động quốc tế và việc tái bố trí các ngành công nghiệp để chống lại nền tảng toàn cầu hóa, đồng thời phản ánh sức cạnh tranh của hai nước."
Ông cho biết từ năm 2005 đến 2008, đồng NDT đã tăng giá 21% so với đồng USD, nhưng thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ vẫn tăng 20,8% hàng năm. Kể từ năm 2009, khi tỉ giá đồng NDT ở mức ổn định đáng kể thì thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm./.
Các nghị sỹ tham gia phiên điều trần đã yêu cầu chính quyền Obama tiến hành một diễn đàn đa phương, như trong Nhóm các nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi (G20) hoặc tại các tổ chức khác để các nước khác, đặc biệt là một số nước láng giềng của Trung Quốc ở châu Á, có thể gây thêm sức ép đối với Trung Quốc.
Ông Fred Bergsten, cựu quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ, nói tại phiên điều trần rằng Mỹ phải sử dụng cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để gây sức ép với Trung Quốc.
Theo chuyên gia này, Mỹ cũng cần đạt được sự ủng hộ của các nước châu Âu và càng nhiều nước đang phát triển là thành viên của IMF càng tốt để có được quyết định cho việc tiến hành một cuộc tham khảo ý kiến đặc biệt về vấn đề tiền tệ của Trung Quốc.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn, đang ở thăm Washington từ ngày 24-26/3 nhằm thảo luận những tranh chấp thương mại giữa hai bên, đã khẳng định "việc định giá lại đồng Nhân dân tệ (NDT) không phải là 'đơn thuốc tốt' để giải quyết các vấn đề."
Theo ông Chung Sơn, sự ổn định của đồng NDT có lợi cho kinh tế toàn cầu. Ông cũng nói rằng việc các nhà lập pháp Mỹ đe dọa sử dụng các biện pháp trừng phạt thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thay đổi chính sách tiền tệ hiện hành là "không chấp nhận được."
Một số quan chức Mỹ cho rằng đồng NDT của Trung Quốc đã bị đánh tụt giá trị từ 25% đến 40% so với đồng USD khiến Trung Quốc có lợi thế không công bằng trong thương mại.
Tuy nhiên, ông Chung Sơn cho rằng thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là do "sự thay đổi trong phân chia lao động quốc tế và việc tái bố trí các ngành công nghiệp để chống lại nền tảng toàn cầu hóa, đồng thời phản ánh sức cạnh tranh của hai nước."
Ông cho biết từ năm 2005 đến 2008, đồng NDT đã tăng giá 21% so với đồng USD, nhưng thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ vẫn tăng 20,8% hàng năm. Kể từ năm 2009, khi tỉ giá đồng NDT ở mức ổn định đáng kể thì thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm./.
(TTXVN/Vietnam+)