Chính phủ Mỹ tuyên bố ủng hộ chiến dịch can thiệp quân sự vào Mali để đánh đuổi các nhóm vũ trang khỏi miền Bắc quốc gia châu Phi này nhưng đưa ra bốn điều kiện kèm theo.
[HĐBA "bật đèn xanh" can thiệp quân sự vào Mali]
Theo tạp chí Focus ngày 13/10, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách châu Phi Johnnie Carson công bố lập trường trên của Chính phủ Mỹ sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trước đó một ngày thông qua nghị quyết cho phép các nước châu Phi can thiệp quân sự vào Mali.
Chính phủ Mỹ muốn cuộc khủng hoảng Mali cần được giải quyết đồng thời trên bốn phương diện, đó là tái lập quyền lực nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đối phó với mối đe dọa của al Qaeda tại Bắc Phi (AQMI) và các nhóm có liên quan, khôi phục chính phủ dân chủ ở Bamako từ nay đến tháng 4/2013, và giải quyết vấn đề người Touareg và cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định vấn đề khủng bố ở Bắc Mali sẽ được giải quyết bằng biện pháp quân sự do các nước châu Phi tiến hành. Trước đó, Mỹ tỏ ý lo ngại trước việc AQMI định mở rộng hoạt động từ hang ổ của chúng ở Bắc Mali./.
[HĐBA "bật đèn xanh" can thiệp quân sự vào Mali]
Theo tạp chí Focus ngày 13/10, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách châu Phi Johnnie Carson công bố lập trường trên của Chính phủ Mỹ sau khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trước đó một ngày thông qua nghị quyết cho phép các nước châu Phi can thiệp quân sự vào Mali.
Chính phủ Mỹ muốn cuộc khủng hoảng Mali cần được giải quyết đồng thời trên bốn phương diện, đó là tái lập quyền lực nhà nước trên toàn bộ lãnh thổ, đối phó với mối đe dọa của al Qaeda tại Bắc Phi (AQMI) và các nhóm có liên quan, khôi phục chính phủ dân chủ ở Bamako từ nay đến tháng 4/2013, và giải quyết vấn đề người Touareg và cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định vấn đề khủng bố ở Bắc Mali sẽ được giải quyết bằng biện pháp quân sự do các nước châu Phi tiến hành. Trước đó, Mỹ tỏ ý lo ngại trước việc AQMI định mở rộng hoạt động từ hang ổ của chúng ở Bắc Mali./.
(Vietnam+)