Bộ Môi trường Nam Phi ngày 12/8 cho biết vừa phát hiện thêm bảy xác tê giác tại một công viên tư nhân thuộc khu bảo tồn thiên nhiên tỉnh Tây Bắc, nâng tổng số tê giác bị giết hại tính từ đầu năm 2012 lên hơn 300 con.
[Nam Phi: Tình trạng săn bắn tê giác ở mức báo động]
Ông Vishnu Naidoo, phát ngôn viên Cơ quan chống tội phạm đặc biệt của Nam Phi, cho biết số tê giác trên đã bị giết tại Zeerust thuộc Borakalalo và Marikana để lấy sừng.
Sừng tê giác vốn được cho là phương thuốc chữa bách bệnh và vì thế lợi nhuận từ sừng tê giác lớn hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác từ động vật hoang dã, như mật gấu hay cao hổ.
Tính từ đầu năm đến nay, cảnh sát Nam Phi đã bắt giữ 164 nghi phạm, trong đó gồm những tên chuyên săn trộm, vận chuyển và buôn bán sừng tê giác. Năm 2011, tại Nam Phi, có tới 448 con tê giác bị giết trong khi năm 2010 là 333 con.
Hiện có khoảng 22.000 con tê giác trắng và đen sống tại Nam Phi, chiếm tới 93% tổng số tê giác trên toàn thế giới. Khu bảo tồn tê giác tại đất nước này được xem là một trong những quần thể tê giác khả thi cuối cùng trên thế giới, song tình trạng tê giác bị săn bắt và giết hại đang ngày càng trầm trọng hơn tại đây.
Để ngăn chặn tình trạng trên, giới chức Nam Phi đã không ngừng đưa ra các biện pháp như triển khai quân đội tuần tra, cài chip vào thân tê giác để theo dõi, nhưng kết quả cũng không mấy khả quan, do những kẻ săn trộm luôn đối phó bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và phương tiện hiện đại./.
[Nam Phi: Tình trạng săn bắn tê giác ở mức báo động]
Ông Vishnu Naidoo, phát ngôn viên Cơ quan chống tội phạm đặc biệt của Nam Phi, cho biết số tê giác trên đã bị giết tại Zeerust thuộc Borakalalo và Marikana để lấy sừng.
Sừng tê giác vốn được cho là phương thuốc chữa bách bệnh và vì thế lợi nhuận từ sừng tê giác lớn hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác từ động vật hoang dã, như mật gấu hay cao hổ.
Tính từ đầu năm đến nay, cảnh sát Nam Phi đã bắt giữ 164 nghi phạm, trong đó gồm những tên chuyên săn trộm, vận chuyển và buôn bán sừng tê giác. Năm 2011, tại Nam Phi, có tới 448 con tê giác bị giết trong khi năm 2010 là 333 con.
Hiện có khoảng 22.000 con tê giác trắng và đen sống tại Nam Phi, chiếm tới 93% tổng số tê giác trên toàn thế giới. Khu bảo tồn tê giác tại đất nước này được xem là một trong những quần thể tê giác khả thi cuối cùng trên thế giới, song tình trạng tê giác bị săn bắt và giết hại đang ngày càng trầm trọng hơn tại đây.
Để ngăn chặn tình trạng trên, giới chức Nam Phi đã không ngừng đưa ra các biện pháp như triển khai quân đội tuần tra, cài chip vào thân tê giác để theo dõi, nhưng kết quả cũng không mấy khả quan, do những kẻ săn trộm luôn đối phó bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và phương tiện hiện đại./.
Thạch Thảo (Vietnam+)