Trung tâm Quan trắc quốc gia đang dự thảo thông tư về quan trắc khí thải, theo đó các phương pháp, quy trình chuẩn và vấn đề đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng sẽ được áp dụng trong toàn quốc về lĩnh vực quan trắc khí thải.
Đặc biệt, thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) do Chính phủ Canada tài trợ, sẽ giúp tạo dựng một môi trường chính sách và pháp luật thuận lợi để phát triển năng lực quan trắc khí thải ống khói ở Việt Nam.
Quan trắc khí thải ống khói là hoạt động kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi nhiều thiết bị và kiến thức, kỹ năng làm việc trực tiếp ở trình độ cao.
Để quan trắc thành công, phải cộng tác chặt chẽ với nhà máy nơi tiến hành quan trắc, để nhà máy lắp đặt các cổng lấy mẫu trên ống khói đảm bảo an toàn, các điều kiện hoạt động của quy trình lấy mẫu đại diện.
Ngoài ra, phải nắm rõ kiến thức về quy trình hoạt động của nhà máy và một số thông số vận hành, là điều kiện đảm bảo việc lấy mẫu mang lại số liệu đáng tin cậy và có ý nghĩa.
Trên thực tế, hoạt động quan trắc khí thải ống khói của các Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh, thành phố ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, mới chỉ đo “nhanh” các chất khí gây ô nhiễm như Nox, SO2 và CO bằng máy phân tích cầm tay. Những phép đo này không phù hợp với các quy trình chuẩn, cũng như các cách làm thông thường được áp dụng trên thế giới.
Do đó, Dự án Quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam đã xây dựng khóa tập huấn “Nhập môn các kỹ thuật quan trắc khí thải ống khói” cho đội ngũ cán bộ 8 Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Bắc Ninh, Long An, Hải Dương, Quảng Ngãi và Sóc Trăng. Qua đó giới thiệu những phương pháp quan trắc, kiểm tra cơ bản được áp dụng rộng rãi trên thế giới, như các phương pháp 1-4 của Cục bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, nhưng có một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Tiêu biểu như Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương và thành phố Hà Nội đã mua một số thiết bị lấy mẫu đẳng khí động (phương pháp lấy mẫu bụi từ khí thải ống khói).
Riêng Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương đã được các chuyên gia Canada huấn luyện để phát triển năng lực làm việc trực tiếp, bằng cách thực hành lấy mẫu tại một nhà máy thép ở địa phương.
Hoạt động thực hành này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng năng lực giải quyết, xử lý sự cố khi nhiều vấn đề xảy ra ngoài dự kiến trong khi lấy mẫu, việc chuẩn bị điểm lấy mẫu thuận lợi là rất quan trọng để giảm bớt khó khăn cho công tác lấy mẫu khí thải./.
Đặc biệt, thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án Quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam (VPEG) do Chính phủ Canada tài trợ, sẽ giúp tạo dựng một môi trường chính sách và pháp luật thuận lợi để phát triển năng lực quan trắc khí thải ống khói ở Việt Nam.
Quan trắc khí thải ống khói là hoạt động kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi nhiều thiết bị và kiến thức, kỹ năng làm việc trực tiếp ở trình độ cao.
Để quan trắc thành công, phải cộng tác chặt chẽ với nhà máy nơi tiến hành quan trắc, để nhà máy lắp đặt các cổng lấy mẫu trên ống khói đảm bảo an toàn, các điều kiện hoạt động của quy trình lấy mẫu đại diện.
Ngoài ra, phải nắm rõ kiến thức về quy trình hoạt động của nhà máy và một số thông số vận hành, là điều kiện đảm bảo việc lấy mẫu mang lại số liệu đáng tin cậy và có ý nghĩa.
Trên thực tế, hoạt động quan trắc khí thải ống khói của các Sở Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh, thành phố ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, mới chỉ đo “nhanh” các chất khí gây ô nhiễm như Nox, SO2 và CO bằng máy phân tích cầm tay. Những phép đo này không phù hợp với các quy trình chuẩn, cũng như các cách làm thông thường được áp dụng trên thế giới.
Do đó, Dự án Quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh tại Việt Nam đã xây dựng khóa tập huấn “Nhập môn các kỹ thuật quan trắc khí thải ống khói” cho đội ngũ cán bộ 8 Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Bắc Ninh, Long An, Hải Dương, Quảng Ngãi và Sóc Trăng. Qua đó giới thiệu những phương pháp quan trắc, kiểm tra cơ bản được áp dụng rộng rãi trên thế giới, như các phương pháp 1-4 của Cục bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, nhưng có một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Tiêu biểu như Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương và thành phố Hà Nội đã mua một số thiết bị lấy mẫu đẳng khí động (phương pháp lấy mẫu bụi từ khí thải ống khói).
Riêng Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương đã được các chuyên gia Canada huấn luyện để phát triển năng lực làm việc trực tiếp, bằng cách thực hành lấy mẫu tại một nhà máy thép ở địa phương.
Hoạt động thực hành này cho thấy sự cần thiết phải xây dựng năng lực giải quyết, xử lý sự cố khi nhiều vấn đề xảy ra ngoài dự kiến trong khi lấy mẫu, việc chuẩn bị điểm lấy mẫu thuận lợi là rất quan trọng để giảm bớt khó khăn cho công tác lấy mẫu khí thải./.
Văn Hào (TTXVN)