Ngày 6/2, phát biểu tại Hội nghị an ninh quốc tế lần thứ 46 ở Munich, Đức với sự tham dự của khoảng 300 đại biểu cấp cao đến từ gần 40 quốc gia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã trình bày khái niệm của Nga về một hiệp ước an ninh mới cho châu Âu.
Ông Lavrov nhấn mạnh, châu Âu cần thay thế cấu trúc an ninh theo kiểu thời Chiến tranh Lạnh bằng một cấu trúc an ninh mới, toàn diện và có tính ràng buộc về pháp lý.
Theo ông, trong 20 năm qua, nền an ninh châu Âu ngày càng trở nên yếu kém về mọi phương diện, liên quan đến sự xói mòn việc kiểm soát vũ khí và sự bùng phát các cuộc xung đột nghiêm trọng.
Ngoại trưởng Lavrov khẳng định nguyên tắc không thể chia rẽ an ninh tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tỏ ra không hiệu quả, mà hai sự kiện trong lịch sử cận đại - vụ đánh bom Nam Tư năm 1999 và xung đột Kavkaz hồi tháng 8/2008 - là những bằng chứng rõ ràng nhất.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, OSCE thực sự có cơ hội trở thành tổ chức đầy đủ và bình đẳng, nhưng sự lựa chọn đã nghiêng theo hướng có lợi cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Điều này có nghĩa tiếp tục duy trì đường phân cách, chia châu Âu thành các khu vực với mức độ an ninh khác nhau. Hiện số thành viên NATO đã lên tới 28 quốc gia từ 12 nước ban đầu khi tổ chức này được thành lập năm 1949.
Ông Lavrov khẳng định Nga ủng hộ OSCE trở thành một tổ chức mạnh và có hiệu quả với những nỗ lực chung của Nga, Mỹ và các nước châu Âu khác.
Theo ông Lavrov, đề xuất về một thỏa thuận mới toàn diện đối với an ninh của châu Âu đã được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đưa ra hồi tháng 6/2008.
Việc ký kết hiệp ước an ninh mới cho châu Âu là điều vô cùng cần thiết đối với châu lục này, nó cho phép khắc phục những tư duy từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bảo đảm chất lượng mới về lòng tin và hướng sự chú ý vào thực tại, chứ không phải những mối đe dọa ảo tưởng.
Đề xuất của Nga về một hiệp ước an ninh mới cho châu Âu đã gây nên những phản ứng khác nhau tại hội nghị Munich. Ngoại trưởng Đức Guido Westervelle đã ủng hộ quan hệ đối tác chiến lược với Nga trong lĩnh vực an ninh châu Âu, giải quyết những vấn đề toàn cầu và các vấn đề quốc tế quan trọng nhất khác, trong khi đó, một số nước lại đưa ra những lý do khác nhau để trì hoãn việc thảo luận đề xuất này./.
Ông Lavrov nhấn mạnh, châu Âu cần thay thế cấu trúc an ninh theo kiểu thời Chiến tranh Lạnh bằng một cấu trúc an ninh mới, toàn diện và có tính ràng buộc về pháp lý.
Theo ông, trong 20 năm qua, nền an ninh châu Âu ngày càng trở nên yếu kém về mọi phương diện, liên quan đến sự xói mòn việc kiểm soát vũ khí và sự bùng phát các cuộc xung đột nghiêm trọng.
Ngoại trưởng Lavrov khẳng định nguyên tắc không thể chia rẽ an ninh tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tỏ ra không hiệu quả, mà hai sự kiện trong lịch sử cận đại - vụ đánh bom Nam Tư năm 1999 và xung đột Kavkaz hồi tháng 8/2008 - là những bằng chứng rõ ràng nhất.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, OSCE thực sự có cơ hội trở thành tổ chức đầy đủ và bình đẳng, nhưng sự lựa chọn đã nghiêng theo hướng có lợi cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Điều này có nghĩa tiếp tục duy trì đường phân cách, chia châu Âu thành các khu vực với mức độ an ninh khác nhau. Hiện số thành viên NATO đã lên tới 28 quốc gia từ 12 nước ban đầu khi tổ chức này được thành lập năm 1949.
Ông Lavrov khẳng định Nga ủng hộ OSCE trở thành một tổ chức mạnh và có hiệu quả với những nỗ lực chung của Nga, Mỹ và các nước châu Âu khác.
Theo ông Lavrov, đề xuất về một thỏa thuận mới toàn diện đối với an ninh của châu Âu đã được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đưa ra hồi tháng 6/2008.
Việc ký kết hiệp ước an ninh mới cho châu Âu là điều vô cùng cần thiết đối với châu lục này, nó cho phép khắc phục những tư duy từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, bảo đảm chất lượng mới về lòng tin và hướng sự chú ý vào thực tại, chứ không phải những mối đe dọa ảo tưởng.
Đề xuất của Nga về một hiệp ước an ninh mới cho châu Âu đã gây nên những phản ứng khác nhau tại hội nghị Munich. Ngoại trưởng Đức Guido Westervelle đã ủng hộ quan hệ đối tác chiến lược với Nga trong lĩnh vực an ninh châu Âu, giải quyết những vấn đề toàn cầu và các vấn đề quốc tế quan trọng nhất khác, trong khi đó, một số nước lại đưa ra những lý do khác nhau để trì hoãn việc thảo luận đề xuất này./.
(TTXVN/Vietnam+)