Ngày 22/1, tại Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2013. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh dự và chỉ đạo Hội nghị.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2012, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền áp dụng nhiều giải pháp để phát triển đối tượng, tăng thu, giảm nợ đọng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và thực hiện có hiệu quả các chế độ chính sách này tại địa phương.
Trong đó, đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành 121 văn bản; phối hợp với các sở, ngành ở địa phương ban hành 101 văn bản chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn, đưa số thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đạt trên 137.400 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; số đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên 60,5 triệu người, tăng 5,9% so với năm 2011.
Các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế được giải quyết đầy đủ, kịp với thủ tục được rút gọn. Quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý chặt chẽ, đầu tư tăng trưởng đúng quy định, quỹ Bảo hiểm y tế tiếp tục được cân đối và kết dư để dự phòng.
Công tác phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đặc biệt là đối với những vấn đề lớn, quan trọng như: giá dịch vụ y tế, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, giảm nợ đọng… được tăng cường và đạt hiệu quả tốt.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những kết quả đạt được toàn diện trên các lĩnh vực của ngành Bảo hiểm xã hội trong năm qua.
Phân tích những tồn tại của toàn ngành liên quan đến việc phát triển đối tượng còn chậm, số nợ đọng còn lớn, việc lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế diễn ra khá phổ biến, Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm 2013, khó khăn thách thức vô cùng lớn, nhiều doanh nghiệp không có doanh số, không nộp ngân sách sẽ tác động rất lớn đến an sinh xã hội nhưng dù khó cũng bằng mọi cách phải đảm bảo an sinh xã hội. Đây là trách nhiệm rất nặng nề của ngành Bảo hiểm xã hội - trụ cột giải quyết an sinh xã hội.
Toàn ngành cần đổi mới cơ chế hoạt động, phục vụ tốt hơn, nâng cao chất lượng, số lượng phục vụ người dân; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, nghiên cứu để cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế lâu dài; đơn giản hóa thủ tục chuyển tuyến, thanh toán đồng chi trả, tăng cường quản lý đấu thầu mua thuốc và quản lý giá thuốc. Các bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền cần phối kết hợp chặt chẽ với ngành Bảo hiểm xã hội để thực hiện các mục tiêu về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đưa một số chỉ tiêu liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế vào kế hoạch năm để thực hiện.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất cơ chế, biện pháp để mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; nghiên cứu biện pháp, chế tài chống thất thu và chống nợ đọng; quản lý tốt việc thu chi; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, xây dựng kho dữ liệu về đối tượng và các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, ứng dụng công nghệ thông tin một cách bài bản, có khung định hướng ngay từ đầu để tránh làm chắp vá, tốn kém.
Phó Thủ tướng đề nghị ngành Bảo hiểm xã hội xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cả về kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và chuẩn mực đạo đức.
Nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin tuyên truyền, Phó Thủ tướng yêu cầu toàn ngành phải thường xuyên và liên tục thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, phải chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí và người dân để nâng cao nhận thức xã hội về chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
Năm 2013, ngành Bảo hiểm xã hội phấn đấu thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên 166.000n tỷ đồng, chi 134.800 tỷ đồng; giải quyết kịp tời các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nhân dân; nâng cao chất lượng công tác giám định, giám sát chặt chẽ việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi của người tham gia và hạn chế tình trạng bộ chi quỹ Bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định quản lý về thu, chi, cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế, giải quyết các chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo hướng đơn giản hóa… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo thuận tiện cho người tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách.
Bên cạnh đó, toàn ngành cũng tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế tại các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở khám chữa bệnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ tại các đơn vị trong ngành, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm./.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2012, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố đã tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền áp dụng nhiều giải pháp để phát triển đối tượng, tăng thu, giảm nợ đọng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và thực hiện có hiệu quả các chế độ chính sách này tại địa phương.
Trong đó, đã tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành 121 văn bản; phối hợp với các sở, ngành ở địa phương ban hành 101 văn bản chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên địa bàn, đưa số thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế đạt trên 137.400 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; số đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên 60,5 triệu người, tăng 5,9% so với năm 2011.
Các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế được giải quyết đầy đủ, kịp với thủ tục được rút gọn. Quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý chặt chẽ, đầu tư tăng trưởng đúng quy định, quỹ Bảo hiểm y tế tiếp tục được cân đối và kết dư để dự phòng.
Công tác phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đặc biệt là đối với những vấn đề lớn, quan trọng như: giá dịch vụ y tế, cấp thẻ Bảo hiểm y tế, giảm nợ đọng… được tăng cường và đạt hiệu quả tốt.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đánh giá cao những kết quả đạt được toàn diện trên các lĩnh vực của ngành Bảo hiểm xã hội trong năm qua.
Phân tích những tồn tại của toàn ngành liên quan đến việc phát triển đối tượng còn chậm, số nợ đọng còn lớn, việc lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế diễn ra khá phổ biến, Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm 2013, khó khăn thách thức vô cùng lớn, nhiều doanh nghiệp không có doanh số, không nộp ngân sách sẽ tác động rất lớn đến an sinh xã hội nhưng dù khó cũng bằng mọi cách phải đảm bảo an sinh xã hội. Đây là trách nhiệm rất nặng nề của ngành Bảo hiểm xã hội - trụ cột giải quyết an sinh xã hội.
Toàn ngành cần đổi mới cơ chế hoạt động, phục vụ tốt hơn, nâng cao chất lượng, số lượng phục vụ người dân; tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, nghiên cứu để cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế lâu dài; đơn giản hóa thủ tục chuyển tuyến, thanh toán đồng chi trả, tăng cường quản lý đấu thầu mua thuốc và quản lý giá thuốc. Các bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền cần phối kết hợp chặt chẽ với ngành Bảo hiểm xã hội để thực hiện các mục tiêu về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đưa một số chỉ tiêu liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế vào kế hoạch năm để thực hiện.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất cơ chế, biện pháp để mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; nghiên cứu biện pháp, chế tài chống thất thu và chống nợ đọng; quản lý tốt việc thu chi; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, xây dựng kho dữ liệu về đối tượng và các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, ứng dụng công nghệ thông tin một cách bài bản, có khung định hướng ngay từ đầu để tránh làm chắp vá, tốn kém.
Phó Thủ tướng đề nghị ngành Bảo hiểm xã hội xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cả về kiến thức nghiệp vụ chuyên môn và chuẩn mực đạo đức.
Nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin tuyên truyền, Phó Thủ tướng yêu cầu toàn ngành phải thường xuyên và liên tục thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, phải chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn báo chí và người dân để nâng cao nhận thức xã hội về chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế.
Năm 2013, ngành Bảo hiểm xã hội phấn đấu thu Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế trên 166.000n tỷ đồng, chi 134.800 tỷ đồng; giải quyết kịp tời các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và nhân dân; nâng cao chất lượng công tác giám định, giám sát chặt chẽ việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi của người tham gia và hạn chế tình trạng bộ chi quỹ Bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định quản lý về thu, chi, cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế, giải quyết các chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế theo hướng đơn giản hóa… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo thuận tiện cho người tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách.
Bên cạnh đó, toàn ngành cũng tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế tại các đơn vị sử dụng lao động và các cơ sở khám chữa bệnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ tại các đơn vị trong ngành, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)