Các nghị sĩ Mỹ ngày 16/3 đã gây sức ép đòi Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cử nhàkinh tế Jeffrey Sachs làm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) kế tiếpthay cho ông Robert Zoelick sắp từ nhiệm, vào thời điểm Nhà Trắng đang chuẩn bịđề cử một ứng viên khác vào tuần tới.
Trong một lá thư gửi ông Obama, 27 nghị sĩ Đảng Dân Chủ thuộc Hạ viện Mỹ đã cangợi Sachs như một người có khả năng lãnh đạo, đã giành được sự tôn trọng từkhắp thế giới, để có thể đảm đương tốt nhiệm vụ người đứng đầu định chế tàichính hàng đầu là WB.
Trong khi đó, báo chí Mỹ đã đăng tải danh sách ứng cử viên rút gọn bị cho là bịrò rỉ, trong đó không có tên Sachs.
Vấn đề là ở chỗ, trong ba ứng viên này thì không có ai được cho là sáng giá.
Ba người này gồm Thượng nghị sĩ John Kerry, người nói ông không muốn đảm nhậnnhiệm vụ trên; đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Susan Rice, người cũng đang chạy đualàm Ngoại trưởng Mỹ; giáo sư kinh tế tại đại học Harvard, từng là kinh tếtrưởng World Bank Larry Summers, nhưng được cho là không giành được sử ủng hộnhóm G7.
Chính vì vậy, các nghị sĩ Mỹ đã gây sức ép với ông Obama đề cử Sachs, bởi ôngnày có kinh nghiệm phát triển kinh tế trên toàn cầu.
Ông Sachs, 57 tuổi, là Giám đốc Viện Trái đất thuộc đại học Columbia và là cốvấn của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon trong Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Hồi đầu tháng này, ông Sachs cũng tuyên bố muốn kế vị chủ tịch sắp mãn nhiệmZoelick.
Kể từ đó, ông Sachs đã được hàng loạt quốc gia tiến cử cho cương vị chủ tịch WB,bao gồm Bhutan, Timor Leste, Haiti, Jordan, Kenya, Malaysia và Namibia.
WB chưa khẳng định danh sách ứng viên, đồng thời cho biết ban giám đốc chuẩn bịcông bố danh sách rút gọn còn 3 ứng viên chỉ sau khi cân nhắc vào thời hạn chótlà 23/3.
Theo thông lệ từ trước tới nay, người đứng đầu WB thường là một người Mỹ, cònđứng đầu Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF là một người châu Âu.
Tuy nhiên, các nền kinh tế mới nổi đã lên tiếng đòi hỏi quyền bình đẳng trongviệc bổ nhiệm người đứng đầu hai định chế tài chính quan trọng nói trên./.