Có bạn đời bị căng thẳng hay gặp nhiều stress có thể đẩy bạn đến nấm mồ sớm hơn kể cả khi bản thân bạn thấy vô tư.
Nghiên cứu ở loài chim của nhóm tác giả thuộc trường Đại học Glasgow (Anh) đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences cho thấy, những cặp hay lo lắng có nguy cơ chết sớm cao.
Nhóm nghiên cứu trên cho rằng, điều này có thể là do sự không thoải mái khi chung sống với người hay bị sợ hãi.
Trưởng nhóm nghiên cứu trên, giáo sư Pat Monaghan nói: “Việc bị căng thẳng từ bé có ảnh hưởng không tốt khi đến tuổi trưởng thành, đặc biệt là rút ngắn tuổi thọ.”
Ông Monaghan cho biết, tỷ lệ tử vong ở những chú chim không bị stress nhưng có bạn đời từng bị stress cao gấp 4 lần so với những chú chim bình thường.
Nhóm tác giả trên đã nghiên cứu loài chim sẻ Australia từ khi chúng có gắn bó chặt chẽ với bạn đời và đối phó với sự căng thẳng theo cách của con người.
Họ tiêm vào một nửa số chim nghiên cứu loại hormone stress trong hai tuần từ khi chúng còn non, sau đó nuôi toàn bộ những chú chim này trong môi trường tự nhiên không có stress.
Kết quả cho thấy những con bị tiêm hormone stress nhạy cảm hơn nhiều khi chúng trưởng thành so với những con đối trọng.
Sau đó, họ theo dõi những con kết đôi với nhóm bị tiêm hormone stress. Những chú chim bị tiêm hormone stress và bạn đời của chúng có cuộc sống ngắn ngủi hơn rất nhiều so với các con khác.
Ông Monaghan kết luận: “Chim cũng như con người, là sinh vật sống một vợ một chồng và cũng chống đỡ với stress theo cách tương tự.”./.
Nghiên cứu ở loài chim của nhóm tác giả thuộc trường Đại học Glasgow (Anh) đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences cho thấy, những cặp hay lo lắng có nguy cơ chết sớm cao.
Nhóm nghiên cứu trên cho rằng, điều này có thể là do sự không thoải mái khi chung sống với người hay bị sợ hãi.
Trưởng nhóm nghiên cứu trên, giáo sư Pat Monaghan nói: “Việc bị căng thẳng từ bé có ảnh hưởng không tốt khi đến tuổi trưởng thành, đặc biệt là rút ngắn tuổi thọ.”
Ông Monaghan cho biết, tỷ lệ tử vong ở những chú chim không bị stress nhưng có bạn đời từng bị stress cao gấp 4 lần so với những chú chim bình thường.
Nhóm tác giả trên đã nghiên cứu loài chim sẻ Australia từ khi chúng có gắn bó chặt chẽ với bạn đời và đối phó với sự căng thẳng theo cách của con người.
Họ tiêm vào một nửa số chim nghiên cứu loại hormone stress trong hai tuần từ khi chúng còn non, sau đó nuôi toàn bộ những chú chim này trong môi trường tự nhiên không có stress.
Kết quả cho thấy những con bị tiêm hormone stress nhạy cảm hơn nhiều khi chúng trưởng thành so với những con đối trọng.
Sau đó, họ theo dõi những con kết đôi với nhóm bị tiêm hormone stress. Những chú chim bị tiêm hormone stress và bạn đời của chúng có cuộc sống ngắn ngủi hơn rất nhiều so với các con khác.
Ông Monaghan kết luận: “Chim cũng như con người, là sinh vật sống một vợ một chồng và cũng chống đỡ với stress theo cách tương tự.”./.
Anh Minh (Vietnam+)