Diễn đàn kinh doanh môi trường toàn cầu năm 2011 được tổ chức tại 5 quốc gia trong đó có Việt Nam. Diễn đàn có sự tham gia của các đại biểu đến từ giới doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước của các nước thành viên diễn đàn qua đó góp phần tìm ra giải pháp ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay.
Nhân dịp này, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi nhanh với Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki về diễn đàn này.
- Theo đánh giá của ngài, vai trò của diễn đàn kinh doanh môi trường toàn cầu trong việc ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay là gì?
- Đại sứ Yasuaki: Không chỉ Nhật Bản mà có rất nhiều nước sẽ tham gia diễn đàn này. Tại Việt Nam, mặc dù lượng khí thải so với nhiều quốc gia trên thế giới không cao, nhưng tỷ lệ gia tăng khí thải lại cao so với các nước châu Á. Điều này đặt ra những áp lực không nhỏ cho môi trường. Vì vậy, tôi cho rằng, Việt Nam cần phát huy hơn nữa những công nghệ thân thiện với môi trường. Thông qua diễn đàn lần này, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ nắm bắt được điều đó.
Ngoài ra, sự nóng lên của Trái Đất đang khiến cho mực nước biển dâng cao tại nhiều khu vực trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng này, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, Việt Nam cần nỗ lực tiến hành các chính sách để giảm thiểu khí thải. Thông qua diễn đàn lần này, các biện pháp cụ thể về ứng phó với các hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ được đưa ra bàn bạc.
- Ngài có nhìn nhận thế nào về xu hướng hợp tác đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu giữa Việt Nam và các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản?
- Đại sứ Yasuaki: Nhật Bản và Việt Nam hiện đang hợp tác hỗ trợ nhau trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Hiện, các bạn vẫn chưa có một chính sách hay quy định cụ thể nào để hạn chế khí thải. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc thiết lập cơ chế luật pháp về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam về mặt tài chính. Tháng 6/2010. Nhật Bản đã thông qua một gói hỗ trợ trị giá 10 tỷ yen, tương đương với 120 triệu USD thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu..
Trong tương lai xa hơn, Nhật Bản sẽ hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam về vấn đề năng lượng xanh. Việt Nam có rất nhiều mỏ quặng than. Dùng than để phát điện rất có ích và thuận lợi cho Việt Nam, tuy nhiên than không được qua xử lý cũng sẽ thải ra một lượng rất lớn khí CO2. Nhật Bản có các công nghệ tiên tiến về giảm thiểu khí CO2 trong quá trình phát điện và chúng tôi sẽ cùng hợp tác với Việt Nam về mặt hỗ trợ kỹ thuật này.
Tháng 10 năm ngoái, thủ tướng Nhật Bản có chuyến thăm chính thức sang Việt Nam. Trong chuyến thăm chính thức này, thủ tướng hai nước đã ký một tuyên bố chung, đồng ý cho Nhật Bản là đối tác trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân được coi là năng lượng sạch vì trong quá trình phát điện không thải ra khí CO2. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ được hoàn thành vào năm 2015 và năm 2021 sẽ được chính thức đưa vào hoạt động.
- Nói về năng lượng xanh và sạch, theo ngài, Việt Nam có thể phát triển được loại năng lượng nào?
- Đại sứ Yasuaki: Hiện tại, năng lượng xanh đang trở thành một xu hướng trên thế giới. Các nước châu Âu rất mạnh về năng lượng sử dụng sức gió. Nhật Bản lại nắm giữ công nghệ cao về sử dụng năng lượng mặt trời. Nếu như phía Việt Nam có đề nghị thì Nhật Bản sẽ rất sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc phát triển nguồn năng lượng mặt trời. Mặt khác, Nhật Bản và Việt Nam đã ký kết hiệp định hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân, do đó phát triển nguồn năng lượng này tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận với các sản phẩm gia dụng thân thiện với môi trường, như tủ lạnh, tivi….do Nhật Bản sản xuất. Tuy nhiên, có rất ít người Việt Nam lựa chọn các sản phẩm này vì giá của các sản phẩm này cao hơn so với các sản phẩm khác cùng loại từ 10-20%. Tôi nghĩ rằng, các bạn nên coi sự chênh lệch giá thành này là một khoản đầu tư cho môi trường mà sẽ có ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của các bạn trong tương lai lâu dài.
- Xin cám ơn ngài!
Nhân dịp này, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi nhanh với Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki về diễn đàn này.
- Theo đánh giá của ngài, vai trò của diễn đàn kinh doanh môi trường toàn cầu trong việc ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu hiện nay là gì?
- Đại sứ Yasuaki: Không chỉ Nhật Bản mà có rất nhiều nước sẽ tham gia diễn đàn này. Tại Việt Nam, mặc dù lượng khí thải so với nhiều quốc gia trên thế giới không cao, nhưng tỷ lệ gia tăng khí thải lại cao so với các nước châu Á. Điều này đặt ra những áp lực không nhỏ cho môi trường. Vì vậy, tôi cho rằng, Việt Nam cần phát huy hơn nữa những công nghệ thân thiện với môi trường. Thông qua diễn đàn lần này, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ nắm bắt được điều đó.
Ngoài ra, sự nóng lên của Trái Đất đang khiến cho mực nước biển dâng cao tại nhiều khu vực trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của hiện tượng này, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, Việt Nam cần nỗ lực tiến hành các chính sách để giảm thiểu khí thải. Thông qua diễn đàn lần này, các biện pháp cụ thể về ứng phó với các hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ được đưa ra bàn bạc.
- Ngài có nhìn nhận thế nào về xu hướng hợp tác đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu giữa Việt Nam và các quốc gia khác, đặc biệt là Nhật Bản?
- Đại sứ Yasuaki: Nhật Bản và Việt Nam hiện đang hợp tác hỗ trợ nhau trong việc đối phó với biến đổi khí hậu. Hiện, các bạn vẫn chưa có một chính sách hay quy định cụ thể nào để hạn chế khí thải. Chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc thiết lập cơ chế luật pháp về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng hỗ trợ Việt Nam về mặt tài chính. Tháng 6/2010. Nhật Bản đã thông qua một gói hỗ trợ trị giá 10 tỷ yen, tương đương với 120 triệu USD thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu..
Trong tương lai xa hơn, Nhật Bản sẽ hỗ trợ và hợp tác với Việt Nam về vấn đề năng lượng xanh. Việt Nam có rất nhiều mỏ quặng than. Dùng than để phát điện rất có ích và thuận lợi cho Việt Nam, tuy nhiên than không được qua xử lý cũng sẽ thải ra một lượng rất lớn khí CO2. Nhật Bản có các công nghệ tiên tiến về giảm thiểu khí CO2 trong quá trình phát điện và chúng tôi sẽ cùng hợp tác với Việt Nam về mặt hỗ trợ kỹ thuật này.
Tháng 10 năm ngoái, thủ tướng Nhật Bản có chuyến thăm chính thức sang Việt Nam. Trong chuyến thăm chính thức này, thủ tướng hai nước đã ký một tuyên bố chung, đồng ý cho Nhật Bản là đối tác trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Nhà máy điện hạt nhân được coi là năng lượng sạch vì trong quá trình phát điện không thải ra khí CO2. Theo kế hoạch, nhà máy sẽ được hoàn thành vào năm 2015 và năm 2021 sẽ được chính thức đưa vào hoạt động.
- Nói về năng lượng xanh và sạch, theo ngài, Việt Nam có thể phát triển được loại năng lượng nào?
- Đại sứ Yasuaki: Hiện tại, năng lượng xanh đang trở thành một xu hướng trên thế giới. Các nước châu Âu rất mạnh về năng lượng sử dụng sức gió. Nhật Bản lại nắm giữ công nghệ cao về sử dụng năng lượng mặt trời. Nếu như phía Việt Nam có đề nghị thì Nhật Bản sẽ rất sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc phát triển nguồn năng lượng mặt trời. Mặt khác, Nhật Bản và Việt Nam đã ký kết hiệp định hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân, do đó phát triển nguồn năng lượng này tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.
Ngoài ra, Việt Nam cũng có cơ hội rất lớn trong việc tiếp cận với các sản phẩm gia dụng thân thiện với môi trường, như tủ lạnh, tivi….do Nhật Bản sản xuất. Tuy nhiên, có rất ít người Việt Nam lựa chọn các sản phẩm này vì giá của các sản phẩm này cao hơn so với các sản phẩm khác cùng loại từ 10-20%. Tôi nghĩ rằng, các bạn nên coi sự chênh lệch giá thành này là một khoản đầu tư cho môi trường mà sẽ có ảnh hưởng tốt đến cuộc sống của các bạn trong tương lai lâu dài.
- Xin cám ơn ngài!
Sơn Bách (Vietnam+)