Ngày 18/10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Fujitsu Việt Nam (thuộc Tập đoàn Fujitsu - Nhật Bản) đã tổ chức Hội thảo về Chính phủ điện tử, nhằm giới thiệu các giải pháp Chính phủ điện tử của Fujitsu và chia sẻ kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử mà Fujitsu đã triển khai thành công.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển Chính phủ điện tử là định hướng và mục tiêu quan trọng của Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, cung cấp đầy đủ thông tin, dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện các mục tiêu này, trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015” và Đề án “Sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin.”
Thông qua hội thảo này, Thứ trưởng mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Fujitsu trao đổi, chia sẻ để hiểu biết lẫn nhau, từ đó tạo ra bước đột phá trong hợp tác để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Về kế hoạch triển khai chương trình Chính phủ điện tử ở Việt Nam, đại diện Cục Ứng dụng công nghệ thông tin cho biết việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt một số thành công.
Năm 2010, gần 100% dịch vụ công đã được cung cấp trên mạng Internet ở mức độ 2, giúp người dân, doanh nghiệp biết các quy trình thủ tục, tải các biểu mẫu, hoàn tất hồ sơ rồi nộp lại cho các cơ quan Nhà nước.
Tầm nhìn của Việt Nam nhằm hướng tới phát triển một Chính phủ kết nối, làm việc không giấy tờ và người dân có thể tham gia các hoạt động của Chính phủ.
Mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam sẽ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao để hoạt động của cơ quan nhà nước được minh bạch hơn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Ông Hiroaki Yoshida, Giám đốc khối giải pháp chính phủ (Tập đoàn Fujitsu) cũng đã chia sẻ những chiến lược của Nhật Bản về xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử.
Trong đó, chiến lược mới nhất của Nhật Bản hướng tới mục tiêu lấy người dân làm chủ thể chính; xây dựng Chính phủ mở, hoạt động trên nguyên tắc một cửa, phục vụ 24/24 giờ trong suốt 365 ngày/năm. Mọi thông tin của Chính phủ được công khai trên Internet, các thủ tục hành chính được tin học hóa và thể hiện rõ ràng.
Ông Hiroaki Yoshida cũng chia sẻ những kinh nghiệm giải pháp phát triển Chính phủ điện tử mà Fujitsu đã triển khai thành công như điện tử hóa các báo cáo chứng khoán; xây dựng hệ thống bảng dự toán ngân sách của Nhà nước hàng năm; hệ thống đăng ký bất động sản; hệ thống đăng ký việc làm.../.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng cho biết ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phát triển Chính phủ điện tử là định hướng và mục tiêu quan trọng của Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, cung cấp đầy đủ thông tin, dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
Để thực hiện các mục tiêu này, trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015” và Đề án “Sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin.”
Thông qua hội thảo này, Thứ trưởng mong muốn Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Fujitsu trao đổi, chia sẻ để hiểu biết lẫn nhau, từ đó tạo ra bước đột phá trong hợp tác để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Về kế hoạch triển khai chương trình Chính phủ điện tử ở Việt Nam, đại diện Cục Ứng dụng công nghệ thông tin cho biết việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt một số thành công.
Năm 2010, gần 100% dịch vụ công đã được cung cấp trên mạng Internet ở mức độ 2, giúp người dân, doanh nghiệp biết các quy trình thủ tục, tải các biểu mẫu, hoàn tất hồ sơ rồi nộp lại cho các cơ quan Nhà nước.
Tầm nhìn của Việt Nam nhằm hướng tới phát triển một Chính phủ kết nối, làm việc không giấy tờ và người dân có thể tham gia các hoạt động của Chính phủ.
Mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam sẽ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao để hoạt động của cơ quan nhà nước được minh bạch hơn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Ông Hiroaki Yoshida, Giám đốc khối giải pháp chính phủ (Tập đoàn Fujitsu) cũng đã chia sẻ những chiến lược của Nhật Bản về xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử.
Trong đó, chiến lược mới nhất của Nhật Bản hướng tới mục tiêu lấy người dân làm chủ thể chính; xây dựng Chính phủ mở, hoạt động trên nguyên tắc một cửa, phục vụ 24/24 giờ trong suốt 365 ngày/năm. Mọi thông tin của Chính phủ được công khai trên Internet, các thủ tục hành chính được tin học hóa và thể hiện rõ ràng.
Ông Hiroaki Yoshida cũng chia sẻ những kinh nghiệm giải pháp phát triển Chính phủ điện tử mà Fujitsu đã triển khai thành công như điện tử hóa các báo cáo chứng khoán; xây dựng hệ thống bảng dự toán ngân sách của Nhà nước hàng năm; hệ thống đăng ký bất động sản; hệ thống đăng ký việc làm.../.
Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)